Ẩn
QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Tài khoản
Mật khẩu
Quên mật khẩu
Thành viên mới
HOTLINE
(08) 3719 2513
LIÊN KẾT WEBSITE
Trang chủ > Văn bản pháp luật > Văn bản về kế toán > Chuẩn mực kế toán > BÁO CÁO BỘ PHẬN
Chuẩn mực kế toán


 HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC

    “BÁO CÁO BỘ PHẬN”

1. Quy định chung

1.1. Phần này chỉ hướng dẫn cụ thể việc xác định các bộ phận và nội dung phải báo cáo, đồng thời đưa ra các ví dụ minh hoạ theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 28 “Báo cáo bộ phận”.

1.2. Những quy định và hướng dẫn này được áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính bộ phận của các doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật và các doanh nghiệp tự nguyện lập báo cáo tài chính bộ phận.

1.3. Các thông tin về báo cáo bộ phận trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính phải được thực hiện theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán số 28 "Báo cáo bộ phận" và hướng dẫn tại phần này.

1.4. Đính chính đoạn 03 Chuẩn mực kế toán số 28 “Báo cáo bộ phận”: Bỏ chữ “bộ phận cũng” thay bằng chữ “năm” và đoạn 03 được đọc lại là “03. Báo cáo tài chính năm bao gồm...”.

2. Quy định cụ thể

2.1. Trách nhiệm lập báo cáo tài chính bộ phận

- Tất cả các doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán như các công ty niêm yết, các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp) trên thị trường chứng khoán.

- Khuyến khích các doanh nghiệp không phát hành hoặc không có chứng khoán trao đổi công khai trình bày các thông tin về báo cáo bộ phận.

2.2. Các bộ phận cần phải lập báo cáo

Một bộ phận cần báo cáo: Là một bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh hoặc một bộ phận theo khu vực địa lý được xác định dựa trên các định nghĩa sau:

Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh: Là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ, một nhóm các sản phẩm hoặc các dịch vụ có liên quan mà bộ phận này chịu rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh khác. Việc xem xét để xác định sản phẩm và dịch vụ có liên quan hay không phải căn cứ vào các nhân tố sau:

- Tính chất của hàng hóa và dịch vụ, như: Máy móc thiết bị hay hàng nông lâm thuỷ hải sản hay hàng may mặc,…;

- Tính chất của quy trình sản xuất, như: Khai thác hay chế biến, sản xuất trên dây chuyền tự động hay sản xuất thủ công, sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc,…;

- Kiểu hoặc nhóm khách hàng sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ, như: Khách hàng cao cấp hay bình dân, thanh thiếu niên hay người lớn tuổi, phụ nữ hay nam giới,….;

- Phương pháp được sử dụng để phân phối sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, như: bán buôn hay bán lẻ, bán trực tiếp hay bán thông qua hệ thống đại lý,…;

- Điều kiện của môi trường pháp lý như hoạt động ngân hàng, bảo hiểm hoặc dịch vụ công cộng.

   Bộ phận theo khu vực địa lý: Là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể mà bộ phận này có chịu rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong các môi trường kinh tế khác. Việc xem xét để xác định bộ phận theo khu vực địa lý phải căn cứ vào các nhân tố sau:

- Tính tương đồng của các điều kiện kinh tế và chính trị, như: Thành phố hay nông thôn, các tỉnh phía Bắc hay các tỉnh phía Nam, miền xuôi hay miền núi,…;

- Mối quan hệ của những hoạt động trong các khu vực địa lý khác nhau;

- Tính tương đồng của hoạt động kinh doanh;

- Rủi ro đặc biệt có liên quan đến hoạt động trong một khu vực địa lý cụ thể, như: khu vực lũ lụt, hạn hán,…;

- Các quy định về kiểm soát ngoại hối; và

- Các rủi ro về tiền tệ, như hoạt động trong khu vực đồng tiền bị mất giá hoặc nền kinh tế siêu lạm phát.

                   Một lĩnh vực kinh doanh không bao gồm các sản phẩm, dịch vụ có rủi ro và lợi ích kinh tế khác biệt đáng kể. Có những điểm không tương đồng với một hoặc một vài nhân tố trong định nghĩa bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh nhưng các sản phẩm, dịch vụ trong một lĩnh vực kinh doanh phải tương đồng với phần lớn các nhân tố.

            Một khu vực địa lý không bao gồm các hoạt động trong môi trường kinh tế có rủi ro và lợi ích kinh tế khác biệt đáng kể. Một khu vực địa lý có thể là một quốc gia, hai hay nhiều quốc gia hoặc một vùng, hai hay nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

2.3. Các loại báo cáo bộ phận

Báo cáo bộ phận được chia làm 2 loại: Báo cáo bộ phận chính yếu và báo cáo bộ phận thứ yếu. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh, thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo khu vực địa lý. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh.

2.4. Điều kiện phải lập báo cáo bộ phận

2.4.1. Một lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý cần được xác định là một bộ phận phải báo cáo khi thoả mãn một trong các điều kiện sau:

- Doanh thu của bộ phận từ việc bán hàng ra ngoài và từ giao dịch với các bộ phận khác phải chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của tất cả bộ phận, hoặc:

- Kết quả kinh doanh của bộ phận, bất kể lãi (hay lỗ) chiếm từ 10 % trở lên trên tổng lãi của tất cả các bộ phận có lãi (hoặc trên tổng lỗ của tất cả các bộ phận lỗ) nếu đại lượng nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn, hoặc:

-Tài sản của bộ phận chiếm từ 10 % trở lên trên tổng tài sản của tất cả các bộ phận.

Ví dụ: Giả sử Tổng Công ty Sao đỏ trong năm 2004 có 15 bộ phận kinh doanh, trong đó có 8 bộ phận thoả mãn ngưỡng 10% tổng doanh thu hoặc 10% tổng tài sản hoặc 10% kết quả kinh doanh của tất cả các bộ phận theo quy định thì bắt buộc 8 bộ phận này phải được lập báo cáo bộ phận.

2.4.2. Đối với các bộ phận có mức dưới 10% theo quy định trên thì bộ phận có thể được báo cáo, khi:

- Thông tin của bộ phận nào đó là cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính;

- Nếu bộ phận nào có thể được kết hợp với các bộ phận tương đương khác mà thoả mãn ngưỡng 10% thì sẽ được trình bày thành một bộ phận riêng;

- Các bộ phận còn lại được báo cáo thành một khoản mục riêng.

Ví dụ: Tiếp tục ví dụ ở đoạn 2.4.1nói trên, 7 bộ phận không thoả mãn ngưỡng 10% theo quy định trên được xem xét như sau:

- Có 1 bộ phận mà thông tin của nó là cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính thì được lập báo cáo bộ phận riêng;

- Có 2 bộ phận tương đương kết hợp với nhau và thoả mãn ngưỡng 10% thì được trình bày thành một bộ phận riêng;

- 4 bộ phận còn lại sẽ được báo cáo thành một khoản mục riêng.

2.4.3. Trong số các bộ phận của doanh nghiệp đã xác định được các bộ phận phải báo cáo theo đoạn 2.4.1 và 2.4.2, nếu tổng doanh thu bán hàng ra ngoài của tất cả các bộ phận được báo cáo thấp hơn 75% tổng số doanh thu của doanh nghiệp hoặc doanh thu của tập đoàn thì phải xác định thêm bộ phận cần báo cáo, kể cả khi bộ phận đó không đáp ứng được tiêu chuẩn 10% theo quy định tại đoạn 2.4.1 và 2.4.2 cho tới khi đạt được ít nhất 75% tổng số doanh thu của doanh nghiệp hoặc tập đoàn được tính cho các bộ phận báo cáo được.

Ví dụ: Trong số 15 bộ phận nêu trên đã xác định được 11 bộ phận phải báo cáo theo đoạn 2.4.1 và 2.4.2. Kết quả tổng doanh thu bán hàng ra ngoài của 11 bộ phận này mới đạt 70% tổng số doanh thu của doanh nghiệp nên phải xác định thêm một bộ phận nữa cần báo cáo, mặc dù doanh thu của bộ phận đó mới đạt 8% tổng doanh thu của doanh nghiệp, làm cho tổng doanh thu của 12 bộ phận báo cáo đạt 78% (>75%) tổng doanh thu của cả doanh nghiệp.   

2.4.4. Đối với các bộ phận có mức dưới 10% nhưng năm tài chính trước đó đã đạt ngưỡng 10% thì trong năm tài chính hiện hành vẫn phải báo cáo nếu Ban Giám đốc đánh giá bộ phận này có tầm quan trọng trong năm tiếp theo.

Ví dụ: Trong 7 bộ phận trên chưa được báo cáo theo đoạn 2.4.1, nếu năm 2003 có 1 bộ phận đạt ngưỡng 10% và nếu Ban Giám đốc đánh giá bộ phận này vẫn có tầm quan trọng trong năm 2004 thì vẫn là bộ phận phải báo cáo năm 2004.

2.4.5. Nếu các bộ phận cần phải báo cáo do đạt ngưỡng 10% trong năm nay thì thông tin của các bộ phận này năm trước cũng cần phải được trình bày lại để cung cấp số liệu so sánh cho người sử dụng báo cáo dù các bộ phận này có thể không đạt ngưỡng 10% trong năm trước, trừ khi không thể thực hiện được.

Ví dụ: 8 bộ phận cần phải báo cáo theo đoạn 2.4.1 do đạt ngưỡng 10% năm 2004 nhưng trong đó có 2 bộ phận không đạt ngưỡng 10% trong năm 2003 thì thông tin năm 2003 của 2 bộ phận này cần phải được trình bày để cung cấp số liệu so sánh cho người sử dụng báo cáo năm 2004.

2.5. Trình bày báo cáo bộ phận

2.5.1. Nội dung báo cáo đối với bộ phận chính yếu, gồm:

- Doanh thu bộ phận, trong đó doanh thu bán hàng gồm doanh thu cung cấp dịch vụ cho khách hàng bên ngoài và doanh thu từ các giao dịch với các bộ phận khác phải được báo cáo riêng biệt;

- Kết quả bộ phận;

- Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận;

- Nợ phải trả bộ phận;

- Tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và các tài sản dài hạn khác);

- Tổng chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước dài hạn của bộ phận;

- Tổng giá trị các khoản chi phí lớn không bằng tiền, ngoại trừ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí dài hạn của bộ phận.

Nếu doanh nghiệp đưa ra các thuyết minh về luồng tiền bộ phận theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” thì không phải trình bày tổng chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước dài hạn và các chi phí lớn không bằng tiền của bộ phận.

Doanh nghiệp phải trình bày Bảng đối chiếu giữa số liệu của các bộ phận và số liệu tổng cộng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. Trong bảng đối chiếu này các số liệu không thuộc các bộ phận báo cáo phải được gộp vào một cột. Doanh nghiệp phải đối chiếu doanh thu bộ phận so với tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài trong đó nêu rõ số doanh thu bán hàng ra bên ngoài chưa được báo cáo ở bất kỳ bộ phận nào; kết quả kinh doanh của bộ phận với tổng kết quả kinh doanh  của doanh nghiệp và với lợi nhuận thuần của doanh nghiệp; tài sản bộ phận phải được đối chiếu với tổng tài sản của doanh nghiệp; nợ phải trả của bộ phận phải đối chiếu với tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.

2.5.2. Nội dung báo cáo đối với bộ phận thứ yếu

a. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh thì báo cáo bộ phận thứ yếu phải lập theo khu vực địa lý và gồm các thông tin sau:

- Doanh thu bộ phận bán hàng ra bên ngoài theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của khách hàng, nếu doanh thu bán hàng ra bên ngoài của mỗi bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của doanh nghiệp bán hàng ra bên ngoài;

- Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận theo vị trí của tài sản, nếu tài sản của mỗi bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của toàn bộ các khu vực địa lý; và

- Tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và các tài sản dài hạn khác) theo vị trí của tài sản, nếu tài sản của bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của các bộ phận.

     b. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý (dựa trên vị trí của tài sản hay vị trí của khách hàng), thì báo cáo bộ phận thứ yếu phải được lập theo lĩnh vực kinh doanh, khi đó doanh nghiệp phải thuyết minh các thông tin sau đối với các lĩnh vực kinh doanh có doanh thu bán hàng ra ngoài chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài của doanh nghiệp, hoặc tài sản bộ phận chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của các bộ phận:

- Doanh thu bộ phận bán hàng ra bên ngoài;

- Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận;

- Tổng chi phí phát sinh trong niên độ để mua TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và các tài sản dài hạn khác;

c. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của tài sản, và vị trí của khách hàng của doanh nghiệp khác với vị trí của tài sản của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần phải báo cáo doanh thu bán hàng ra bên ngoài cho mỗi bộ phận theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của khách hàng mà doanh thu bán hàng ra bên ngoài của nó chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài của doanh nghiệp.

d. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của khách hàng, và tài sản của doanh nghiệp được đặt tại các khu vực địa lý khác với khách hàng của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần phải thuyết minh các thông tin dưới đây đối với mỗi khu vực địa lý dựa trên vị trí của tài sản mà doanh thu bán hàng ra bên ngoài hoặc tài sản của bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài hoặc tổng tài sản của doanh nghiệp.

- Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận theo khu vực địa lý của tài sản;

- Tổng chi phí phát sinh trong kỳ để mua tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tài sản dài hạn khác) theo vị trí của tài sản.

2.5.3. Các thuyết minh khác

a. Nếu một lĩnh vực kinh doanh hoặc một khu vực địa lý mà thông tin được báo cáo cho Ban Giám đốc không phải là một bộ phận phải báo cáo do bộ phận đó thu được phần lớn doanh thu từ việc bán hàng cho các bộ phận khác, tuy nhiên doanh thu của bộ phận này bán hàng ra bên ngoài chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của doanh nghiệp bán hàng ra bên ngoài, doanh nghiệp này cũng cần phải thuyết minh về doanh thu từ việc bán hàng ra bên ngoài và bán hàng cho các bộ phận nội bộ khác.

b. Để xác định và báo cáo doanh thu bộ phận từ các giao dịch với các bộ phận khác, các khoản chuyển giao giữa các bộ phận cần phải được tính toán trên cơ sở là doanh nghiệp này thực sự được sử dụng để định giá các khoản chuyển nhượng đó. Cơ sở cho việc định giá các khoản chuyển giao giữa các bộ phận đó và bất cứ sự thay đổi liên quan cần phải được thuyết minh trong báo cáo tài chính.

c. Những thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho việc trình bày báo cáo bộ phận có ảnh hưởng trọng yếu lên các thông tin bộ phận cần phải được thuyết minh. Thông tin bộ phận của kỳ trước được trình bày cho mục đích so sánh cần phải được trình bày lại, kể cả tính chất và lý do thay đổi (nếu có). Các tác động về tài chính cũng phải được trình bày nếu có thể xác định được một cách hợp lý. Nếu doanh nghiệp thay đổi việc xác định các bộ phận báo cáo và không công bố thông tin bộ phận kỳ trước theo căn cứ mới thì để đáp ứng mục đích so sánh, doanh nghiệp phải báo cáo thông tin bộ phận dựa trên cả căn cứ mới và căn cứ cũ.

d. Doanh nghiệp cần báo cáo các loại sản phẩm và dịch vụ trong mỗi lĩnh vực kinh doanh được báo cáo và thành phần của mỗi khu vực địa lý được báo cáo, cả chính yếu và thứ yếu, nếu như không được diễn giải ngược lại trong báo cáo tài chính.

2.6. Ví dụ về lập và trình bày báo cáo bộ phận

Công ty cổ phần HOÀNG SA là doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Công ty này được tổ chức 3 bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh, là:

1/ Bộ phận sản xuất điện thoại di động: Chuyên khai thác, sản xuất, và tiêu thụ điện thoại di động, các sản phẩm truyền tin không dây;

2/ Bộ phận dịch vụ mạng: Chuyên cung cấp đường truyền tin và các dịch vụ liên quan;

3/ Bộ phận phát triển dịch vụ mới: Chuyên thiết lập các dịch vụ mới ngoài phát triển theo các hoạt động chính của công ty.

Ngoài 3 bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh nói trên, Công ty HOÀNG SA còn có bộ phận thực hiện nghiên cứu chung và các chức năng chung khác.

Ban Giám đốc của Công ty HOÀNG SA xác định rằng, việc ra các quyết định quản lý của công ty chủ yếu dựa trên các loại sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp chứ không dựa trên khu vực địa lý mà công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Do vậy báo cáo chính yếu của Công ty HOÀNG SA  là theo lĩnh vực kinh doanh.

Chính sách kế toán của các bộ phận tương tự như chính sách kế toán của Công ty. Công ty HOÀNG SA tính giá các dịch vụ chuyển giao giữa các bộ phận như giá chuyển cho bên thứ ba là theo giá thị trường. Công ty HOÀNG SA đánh giá kết quả hoạt động và phân bổ các nguồn lực cho các bộ phận dựa trên lợi nhuận kinh doanh của mỗi bộ phận đó.

Ta có số liệu cho từng bộ phận như sau:

Công ty cổ phần HOÀNG SA - Báo cáo bộ phận chính yếu: Theo lĩnh vực kinh doanh

                                                                                                                             Đơn vị tính: triệu đồng

 

 Chỉ tiêu

SX điện thoại di dộng

Cung cấp dịch vụ mạng

Phát triển dịch vụ mới

Bộ phận nghiên cứu chung

Tổng  bộ phận đã báo cáo

Loại

trừ

Tổng cộng toàn DN

1

2

3

4

5

6

7

8

1. Doanh thu thuần từ bán hàng ra bên ngoài

23.475

5.620

349

11

29.455

 

29.455

2. Doanh thu thuần từ bán hàng cho các bộ phận khác

143

-

17

-11

149

-149 (1)

-

3. Khấu hao và chi phí phân bổ

441

520

8

169

1.138

 

1.138

4. Lợi nhuận từ hoạt động KD

5.483

-219

-161

-92

5.011

 

5.011

5. Tổng chi phí đã phát sinh để mua TSCĐ

331

44

3

54

432

 

432

6 Tài sản bộ phận

4.832

4.108

106

1.071

10.117

-22 (2)

10.095

7. Tài sản không phân bổ

5.273

 

                                                                                                                                                                 

 

 

 

13.825

Tổng Tài sản

 

 

 

 

 

 

23.920

8. Nợ phải trả bộ phận

 

1.628

147

159

7.207

-22 (3)

7.185

9. Nợ phải trả không phân bổ

 

 

 

 

 

 

1.423

Tổng Nợ phải trả

 

 

 

 

 

 

8.608

        Cột 7:  Loại trừ: (1) Doanh thu bán hàng giữa các bộ phận khi lên báo cáo KQKD

(2) Tài sản bộ phận không bao gồm tài sản thuế hoãn lại

(3) Nợ phải trả bộ phận không bao gồm nợ phải trả thuế hoãn lại

        Cột 8:  Các số in đậm - khớp với số liệu trên Báo cáo KQKD và Bảng CĐKT

Công ty cổ phần HOÀNG SA - Báo cáo bộ phận thứ yếu: Theo khu vực địa lý

                                                                                                                            Đơn vị tính: triệu đồng

 Chỉ tiêu

Hà Nội

TP.HCM

Hải Phòng

Đà Nẵng

Cần Thơ

Khác

Tổng cộng toàn DN

1. Doanh thu thuần từ bán hàng ra bên ngoài

347

4.475

2.693

2.297

2.013

17.630

29.455

2. Tài sản bộ phận

4.215

1.563

344

387

1.011

2.575

10.095

3. Tổng chi phí đã phát sinh để mua TSCĐ (theo vị trí của tài sản)

160

49

9

17

53

144

432

 

  • TIN TỨC NÓNG