Ẩn
QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Tài khoản
Mật khẩu
Quên mật khẩu
Thành viên mới
HOTLINE
(08) 3719 2513
LIÊN KẾT WEBSITE
Trang chủ > Văn bản pháp luật > Văn bản về kế toán > Chuẩn mực kế toán > HỢP NHẤT KINH DOANH
Chuẩn mực kế toán


HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC

" HỢP NHẤT KINH DOANH "

A- QUY ĐỊNH CHUNG

1/ Các hình thức hợp nhất kinh doanh

- Hợp nhất kinh doanh để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như:

+ Một doanh nghiệp mua cổ phần của một doanh nghiệp khác;

+ Một doanh nghiệp mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác;

+ Một doanh nghiệp gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác;

+ Một doanh nghiệp mua một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác.

- Việc thanh toán giá trị mua, bán trong quá trình hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện bằng hình thức phát hành công cụ vốn, thanh toán bằng tiền, các khoản tương đương tiền, chuyển giao tài sản khác hoặc kết hợp các hình thức trên. Các giao dịch này có thể diễn ra giữa các cổ đông của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc giữa một doanh nghiệp và các cổ đông của doanh nghiệp khác. Hợp nhất kinh doanh có thể bao gồm việc hình thành một doanh nghiệp mới để kiểm soát các doanh nghiệp tham gia hợp nhất, kiểm soát các tài sản thuần đã được chuyển giao hoặc tái cơ cấu một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia hợp nhất.

- Hợp nhất kinh doanh có thể sẽ dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, trong đó bên mua sẽ là công ty mẹ và bên bị mua sẽ là công ty con. Hợp nhất kinh doanh có thể không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, như hợp nhất kinh doanh liên quan đến việc mua tài sản thuần, bao gồm cả lợi thế thương mại (nếu có) của một doanh nghiệp khác mà không phải là việc mua cổ phần ở doanh nghiệp đó.  

2/ Phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh

Mọi trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phải hạch toán theo phương pháp mua.

Phương pháp mua gồm 3 bước:

      Bước 1: Xác định bên mua;

      Bước 2: Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh;

      Bước 3: Tại ngày mua, bên mua phải phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản đã mua, nợ phải trả và những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu.

Bước 1: Xác định bên mua

       Mọi trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phải xác định được bên mua. Bên mua là một doanh nghiệp tham gia hợp nhất sẽ nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh tham gia hợp nhất khác. Việc xác định bên mua phải thực hiện theo quy định từ đoạn 17 đến đoạn 23 của Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh.

Bước 2: Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh

Bên mua sẽ xác định giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh.

Bên mua xác định giá phí hợp nhất kinh doanh theo quy định từ đoạn 24 đến đoạn 35 của Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh, trong đó cần chú ý các nội dung sau:

1- Bên mua có thể trao đổi các tài sản sau trong hợp nhất kinh doanh: Tiền, trái phiếu, cổ phiếu hoặc các tài sản đang dùng trong hoạt động kinh doanh của bên mua. Trừ trường hợp thanh toán bằng tiền, còn mọi khoản thanh toán bằng tài sản khác thường phát sinh các khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản này.

- Nếu thanh toán bằng trái phiếu (Tỷ lệ lãi trên trái phiếu có thể khác với tỷ lệ lãi trên thị trường), khoản phụ trội hoặc chiết khấu (nếu có) phải được tính vào giá trị của trái phiếu và ghi tăng hoặc giảm giá trị khoản đầu tư.

- Nếu thanh toán bằng cổ phiếu (Mệnh giá cổ phiếu thường khác với giá trị thị trường):

+ Nếu cổ phiếu đó đã được niêm yết trên thị trường thì giá công bố tại ngày trao đổi của cổ phiếu đã niêm yết là giá trị hợp lý của cổ phiếu đó;

+ Nếu có bằng chứng và cách tính toán khác cho thấy giá đã công bố tại ngày trao đổi là không đáng tin cậy hoặc nếu không có giá đã công bố cho cổ phiếu đó do bên mua phát hành, thì giá trị hợp lý của cổ phiếu đó có thể ước tính trên cơ sở phần lợi ích trong giá trị hợp lý của bên mua hoặc phần lợi ích trong giá trị hợp lý của bên bị mua mà bên mua đã đạt được miễn là cơ sở nào có bằng chứng rõ ràng hơn.

- Nếu thanh toán bằng tài sản đang dùng trong hoạt động kinh doanh của bên mua, kể cả là tài sản phải khấu hao, chứng khoán đầu tư hoặc các tài sản đầu tư khác (Như bất động sản đầu tư) đều phải tính theo giá trị hợp lý.

2- Nếu việc thanh toán tất cả hoặc một phần giá phí của việc hợp nhất kinh doanh được hoãn lại, thì giá trị hợp lý của phần hoãn lại đó phải được xác định về giá trị hiện tại tại ngày trao đổi. Khi đó giá phí hợp nhất kinh doanh phải cộng (+) thêm phần phụ trội hoặc trừ (-) đi phần chiết khấu sẽ phát sinh khi thanh toán.

3- Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh như chi phí trả cho kiểm toán viên, tư vấn pháp lý, thẩm định viên về giá và các nhà tư vấn khác về thực hiện hợp nhất kinh doanh được tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh.

4- Không được tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh:

- Các khoản lỗ hoặc chi phí khác sẽ phát sinh trong tương lai do hợp nhất kinh doanh không được coi là khoản nợ đã phát sinh hoặc đã được bên mua thừa nhận để đổi lấy quyền kiểm soát đối với bên bị mua;

- Chi phí quản lý chung và các chi phí khác không liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh;

                 - Chi phí thoả thuận và phát hành các khoản nợ tài chính;

                 - Chi phí phát hành công cụ vốn.

Bước 3: Tại ngày mua, bên mua phải phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản đã mua, nợ phải trả và những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu.

Tài sản đã mua, nợ phải trả có thể xác định được và những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu trong hợp nhất kinh doanh đều ghi nhận theo giá trị hợp lý. Việc xác định giá trị hợp lý của từng loại tài sản, nợ phải trả, nợ tiềm tàng theo hướng dẫn trong đoạn A16 của Phụ lục A Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh.

1- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con (Ví dụ bên mua mua toàn bộ tài sản thuần của bên bị mua hoặc bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên bị mua và bên bị mua mất đi sau hợp nhất).

Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con thì bên mua chỉ lập báo cáo tài chính tại ngày mua, cụ thể cho từng hình thức như sau:

1.1- Nếu sau khi hợp nhất, chỉ còn doanh nghiệp mua tồn tại, doanh nghiệp bị mua mất đi thì toàn bộ tài sản, nợ phải trả của doanh nghiệp bị mua chuyển cho doanh nghiệp mua và doanh nghiệp bị mua giải thể (Ví dụ: Công ty A mua toàn bộ tài sản thuần của Công ty B, sau hợp nhất công ty B giải thể, chỉ còn Công ty A với cơ cấu mới). Hoặc sau khi hợp nhất kinh doanh, một số tài sản thuần của doanh nghiệp bị mua chuyển cho doanh nghiệp mua để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mua. Khi đó bên mua sẽ ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được đã mua và nợ tiềm tàng theo giá trị hợp lý tại ngày mua trên báo cáo tài chính riêng của mình. Khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận được gọi là lợi thế thương mại. Khoản lợi thế thương mại này được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mua (Công ty A) trong thời gian tối đa không quá 10 năm.

Trường hợp phát sinh bất lợi thương mại do giá phí hợp nhất kinh doanh nhỏ hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận. Khi đó bên mua phải xem xét lại việc xác định giá trị hợp lý của tài sản, nợ phải trả có thể xác định, nợ tiềm tàng và việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Nếu sau khi xem xét, điều chỉnh mà vẫn còn chênh lệch thì ghi nhận ngay vào lãi hoặc lỗ tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại.

1.2- Nếu sau khi hợp nhất, các doanh nghiệp tham gia hợp nhất không còn tồn tại, mà lập nên một doanh nghiệp mới. Toàn bộ tài sản, nợ phải trả của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất chuyển cho doanh nghiệp mới (Ví dụ: Công ty A và Công ty B hợp nhất với nhau thành lập ra Công ty C. Sau hợp nhất Công ty A và Công ty B đều giải thể. Công ty C có tên gọi mới. Các hoạt động của công ty C là sự kết hợp các hoạt động của Công ty A và Công ty B trước đây). Trường hợp này một trong các đơn vị tham gia hợp nhất tồn tại trước khi hợp nhất (Ví dụ công ty A) sẽ được xác định là bên mua. Tại ngày mua bên mua sẽ ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và lợi thế thương mại (nếu có) trên báo cáo tài chính riêng của mình như trường hợp (1.1).

2- Trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, trong đó bên mua là công ty mẹ, bên bị mua là công ty con (Ví dụ bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên bị mua và sau hợp nhất 2 bên vẫn tồn tại và hoạt động riêng biệt):

- Nếu sau khi hợp nhất, cả 2 doanh nghiệp cùng hoạt động riêng biệt, nhưng có mối liên quan về kiểm soát thì khi đó sẽ hình thành quan hệ mẹ - con. Công ty nắm được quyền kiểm soát công ty còn lại là công ty mẹ (bên mua), và công ty bị kiểm soát là công ty con (bên bị mua). Khi đó công ty mẹ sẽ hạch toán phần sở hữu của mình trong công ty con như một khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính  riêng của công ty mẹ và ghi nhận tài sản đã mua, nợ phải trả có thể xác định và nợ tiềm tàng phải gánh chịu trong báo cáo tài chính  hợp nhất theo giá trị hợp lý. Khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh và phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng được gọi là lợi thế thương mại và phản ánh tương tự như trường hợp (1.1) nhưng trên báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn chứ không phản ánh trên báo cáo tài chính riêng của bên mua. 

- Trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con thì bên mua là công ty mẹ không phải lập báo cáo tài chính  riêng và báo cáo tài chính  hợp nhất tại ngày mua mà phải là BCTC riêng và BCTC hợp nhất tại thời điểm sớm nhất theo quy định hiên hành.

B- PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH HỢP NHẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ BÊN MUA

1/ Trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con

1.1- Kế toán giá phí hợp nhất kinh doanh ở bên mua

              Tại ngày mua, bên mua sẽ xác định và phản ánh giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh. Đồng thời bên mua là công ty mẹ sẽ ghi nhận phần sở hữu của mình trong công ty con như một khoản đầu tư vào công ty con.      

       - Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng tiền, hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:

       Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con

              Có các TK 111, 112, 121...

       - Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc bên mua phát hành cổ phiếu, nếu giá phát hành (Theo giá trị hợp lý) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi lớn hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

       Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Theo giá trị hợp lý)

              Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Theo mệnh giá)

              Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu).

       - Nếu giá phát hành (theo giá trị hợp lý) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

       Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Theo giá trị hợp lý)

       Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)

              Có TK  4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (theo mệnh giá).

       - Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:

       Nợ TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần

              Có các TK 111, 112.

       - Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng cách trao đổi các tài sản của mình với bên bị mua:

               + Trường hợp trao đổi bằng TSCĐ, khi đưa TSCĐ đem trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:

       Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)

       Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

                       Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời ghi tăng thu nhập khác và tăng khoản đầu tư vào công ty con do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Tổng giá thanh toán)

               Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

               Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có).

                + Trường hợp trao đổi bằng sản phẩm, hàng hoá, khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi, ghi:

        Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

              Có các TK 155, 156...

       Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng và ghi tăng khoản đầu tư vào công ty con:

       Nợ TK 221- Đầu tư vào công ty con

             Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

             Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311) (nếu có).

       - Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng việc phát hành trái phiếu:

       + Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu theo mệnh giá, ghi:

       Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Theo giá trị hợp lý)

             Có TK 343 – Trái phiếu phát hành (3431 - Mệnh giá trái phiếu).

       + Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có phụ trội, ghi:

       Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con  (Theo giá trị hợp lý)

             Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu (Theo mệnh giá trái phiếu)

             Có TK 3433- Phụ trội trái phiếu (Phần phụ trội).

       + Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có chiết khấu, ghi:

       Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Theo giá trị hợp lý)

       Nợ TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu (Phần chiết khấu)

             Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu (Theo mệnh giá trái phiếu).

       - Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh như chi phí tư vấn pháp lý, thẩm định giá..., kế toán bên mua ghi:

       Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con

              Có các TK 111, 112, 331 ...

1.2- Kế toán các khoản điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh tuỳ thuộc vào các sự kiện trong tương lai

Thoả thuận hợp nhất kinh doanh có thể cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh khi xảy ra một hoặc nhiều sự kiện trong tương lai. Ví dụ, khoản điều chỉnh này có thể phụ thuộc vào việc duy trì hay đạt được một mức độ lợi nhuận nhất định trong tương lai hay phụ thuộc vào giá thị trường của các công cụ tài chính đã phát hành và đang được duy trì. Cụ thể:

(1)- Thông thường, có thể ước tính được một cách đáng tin cậy giá trị cần điều chỉnh ngay tại thời điểm ghi nhận ban đầu giao dịch hợp nhất kinh doanh mặc dù có thể còn tồn tại một vài sự kiện không chắc chắn. Sau đó nếu không xảy ra sự kiện trong tương lai hoặc cần phải xem xét lại giá trị ước tính, thì giá phí hợp nhất kinh doanh cũng phải được điều chỉnh theo.

(2)- Khi thoả thuận hợp nhất kinh doanh cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất, khoản điều chỉnh đó không được tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh tại thời điểm ghi nhận ban đầu nếu khoản điều chỉnh đó không có khả năng chắc chắn xảy ra hoặc không thể tính được một cách đáng tin cậy. Nếu sau đó, khoản điều chỉnh này trở nên có khả năng chắc chắn xảy ra và giá trị điều chỉnh có thể tính được một cách đáng tin cậy thì khoản xem xét bổ sung sẽ được coi là khoản điều chỉnh vào giá phí hợp nhất kinh doanh.

- Tuỳ thuộc vào các sự kiện trong tương lai theo thoả thuận hợp nhất kinh doanh, nếu phải điều chỉnh tăng giá phí hợp nhất kinh doanh do bên mua phải trả thêm tiền hoặc cổ phiếu cho bên bị mua, kế toán bên mua ghi:

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Nếu phát hành thêm cổ phiếu – ghi theo số chênh lệch giữa mệnh giá lớn hơn giá trị hợp lý của cổ phiếu)

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Phần giá phí hợp nhất kinh doanh tăng thêm) (ghi theo giá trị hợp lý của cổ phiếu)

      Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Nếu phát hành thêm cổ phiếu – ghi theo mệnh giá)

      Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Nếu phát hành thêm cổ phiếu – ghi theo số chênh lệch giữa mệnh giá nhỏ hơn giá trị hợp lý của cổ phiếu)

     Có TK 111, 112... (Nếu trả thêm bằng tiền).

- Nếu trả thêm cho bên bị mua bằng sản phẩm, hàng hoá, kế toán bên mua ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Phần giá phí hợp nhất kinh doanh tăng thêm)

      Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Theo giá bán chưa có thuế GTGT)

      Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (33311).

Đồng thời, phản ánh trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá xuất kho giao cho bên bị mua, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

               Có các TK 155, 156.

- Nếu trả thêm cho bên bị mua bằng TSCĐ, kế toán bên mua ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Phần giá phí hợp nhất kinh doanh tăng thêm)

       Có TK 711 – Thu nhập khác

       Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (33311). Đồng thời phải ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

                Có TK 211- TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Trường hợp được điều chỉnh giảm giá phí hợp nhất kinh doanh do bên mua được thu thêm tiền hoặc tài sản của bên bị mua, kế toán bên mua ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 156, 211...

               Có TK 221 - Đầu tư vào công ty con.

(3) Trường hợp bên mua được yêu cầu trả thêm cho bên bị mua một khoản bồi thường do việc giảm giá trị của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua (Ví dụ: Khi bên mua đảm bảo về giá thị trường của công cụ vốn hoặc công cụ nợ đã phát hành như một phần của giá phí hợp nhất kinh doanh và được yêu cầu phát hành bổ sung công cụ vốn hoặc công cụ nợ để khôi phục giá trị đã xác định ban đầu). Trường hợp này, không được ghi tăng giá phí hợp nhất kinh doanh. Nếu là các công cụ vốn thì giá trị hợp lý của khoản trả thêm sẽ được giảm trừ tương ứng vào giá trị đã ghi nhận ban đầu cho công cụ đó khi phát hành. Nếu là công cụ nợ thì giá trị hợp lý của khoản trả thêm sẽ được ghi giảm khoản phụ trội hoặc ghi tăng khoản chiết khấu khi phát hành ban đầu.

Tuỳ thuộc vào các sự kiện trong tương lai theo thoả thuận hợp nhất kinh doanh, kế toán bên mua hạch toán theo từng trường hợp sau:

- Nếu bên mua phải phát hành bổ sung cổ phiếu để khôi phục giá trị cổ phiếu đã xác định ban đầu cho bên bị mua do bị giảm giá, ghi:

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

     Có TK 4111 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu..

- Nếu bên mua phải phát hành bổ sung trái phiếu để khôi phục giá trị trái phiếu đã xác định ban đầu cho bên bị mua do bị giảm giá, ghi:

          + Nếu trái phiếu phát hành bổ sung được ghi giảm khoản phụ trội trái phiếu, ghi:

Nợ TK 3433 - Phụ trội trái phiếu

                   Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu.

          + Nếu trái phiếu phát hành bổ sung được ghi tăng khoản chiết khấu trái phiếu, ghi:

          Nợ TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu

                   Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu.

+ Nếu số tiền trả thêm cho bên bị mua được ghi giảm trừ vào khoản phụ trội trái phiếu hoặc ghi tăng vào khoản chiết khấu trái phiếu tương ứng với số trái phiếu đã phát hành bị giảm giá, ghi:

Nợ TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu (Nếu được ghi tăng chiết khấu trái phiếu)

Nợ TK 3433 - Phụ trội trái phiếu (Nếu được ghi giảm phụ trội trái phiếu)

                Có các TK 111, 112...

2/ Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con

2.1- Nguyên tắc chung

- Tại ngày mua, bên mua sẽ xác định và phản ánh giá phí hợp nhất kinh doanh tương tự như trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con. Đồng thời doanh nghiệp mua phải ghi nhận các tài sản đã mua, các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu theo giá trị hợp lý tại ngày mua trên báo cáo tài chính riêng của mình kể cả những tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng (nếu có) mà bên bị mua chưa ghi nhận trước đó. Khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng được gọi là lợi thế thương mại. Khoản lợi thế thương mại này được phản ánh là tài sản trên báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp mua để phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 10 năm.

- Trường hợp giá phí hợp nhất kinh doanh nhỏ hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng được ghi nhận, khi đó bên mua phải xem xét lại việc xác định giá trị hợp lý của tài sản, nợ phải trả có thể xác định, nợ tiềm tàng (nếu có) và việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Nếu sau khi xem xét, điều chỉnh mà vẫn còn chênh lệch thì ghi nhận ngay vào lãi hoặc lỗ tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại.

2.2- Phương pháp kế toán

- Tại ngày mua nếu phát sinh lợi thế thương mại, kế toán bên mua hạch toán theo từng trường hợp sau:

+ Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng tiền, hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:

Nợ các TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213, 217… (theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lợi thế thương mại)

       Có các TK 311, 331, 341, 342… (Theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

        Có các TK 111, 112, 121 (Số tiền hoặc các khoản tương đương tiền bên mua đã thanh toán).

+ Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc bên mua phát hành cổ phiếu, ghi:

Nợ các TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213, 217… (Theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lợi thế thương mại)

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu) (Nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)

            Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Theo mệnh giá)

             Có các TK 311, 315, 331, 341, 342… (Theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

             Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu) (Nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá).

          Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:

          Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

                   Có các TK 111, 112

- Định kỳ, bên mua phân bổ lợi thế thương mại vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

                    Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lợi thế thương mại)

- Tại ngày mua, nếu phát sinh bất lợi thương mại, kế toán bên mua hạch toán theo từng trường hợp sau:

+ Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng tiền, hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 155, 156, 211, 212, 213... (Theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Ghi số lỗ - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại)

       Có các TK 311, 315, 331, 341, 342... (Theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

        Có các TK 111, 112, 121,... (Số tiền hoặc các khoản tương đương tiền bên mua đã thanh toán)

        Có TK 711 – Thu nhập khác (Ghi số lãi - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác đinh được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại).

+ Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc bên mua phát hành cổ phiếu, ghi:

          Nợ các TK 111, 112, hoặc Nợ các TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 212, 213, 217…(Theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)

          Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu) (Nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá)\

         Nợ TK 811 – Chi phí khác (Ghi số lỗ - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại)

                Có các TK 311, 331, 341, 342... (Ghi theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

                Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Theo mệnh giá cổ phiếu bên mua phát hành để thanh toán)

                Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu) (Nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá)

                Có TK 711 – Thu nhập khác (Ghi số lãi - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại).

Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:

          Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

                   Có các TK 111, 112.

- Việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh, bên mua có thể thanh toán bằng việc đưa các tài sản của mình để trao đổi với bên bị mua. Kế toán các nghiệp vụ này được hạch toán tương tự như đã trình bày ở điểm 1 mục B Phần I.

Ví dụ 1: Hợp nhất kinh doanh liên quan đến mua toàn bộ tài sản thuần, có phát sinh lợi thế thương mại và không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con:

Ngày 01/01/X1 Công ty P mua tất cả tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng cách phát hành cho Công ty S 10.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu. Giá trị thị trường của cổ phiếu phát hành này là 60.000 đ/1 cổ phiếu. Các chi phí phát sinh về thuê định giá và kiểm toán liên quan đến việc mua tài sản và nợ phải trả của Công ty S mà Công ty P phải chi bằng tiền mặt là 40.000.000 đ. Chi phí phát hành cổ phiếu của Công ty P chi bằng tiền mặt là 25.000.000 đ. Sau khi mua, chỉ có Công ty P tồn tại, còn Công ty S giải thể.

Trường hợp này giá phí hợp nhất kinh doanh được xác định như sau:

- Giá trị thị trường của 10.000 cổ phiếu Công ty P đã phát hành:

60.000 đ x 10.000 = 600.000.000 đ

- Chi phí liên quan trực tiếp đến

   việc hợp nhất kinh doanh:

40.000.000 đ

Cộng giá phí hợp nhất kinh doanh:

640.000.000 đ

     

Giá trị cổ phiếu phát hành của Công ty P được xác định bằng giá trị hợp lý của chúng trừ (-) đi chi phí phát hành cổ phiếu:

- Giá trị thị trường của 10.000 cổ phiếu Công ty P đã phát hành:

 

600.000.000 đ

- Chi phí phát hành cổ phiếu:

(25.000.000 đ)

Giá trị cổ phiếu phát hành:

575.000.000 đ

     

Ngay sau khi xác định được giá phí hợp nhất kinh doanh (640 triệu), giá phí này phải được phân bổ cho tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng (nếu có). Mỗi tài sản và nợ phải trả đã mua được đánh giá theo giá trị hợp lý tại ngày mua. Khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng đã mua được gọi là lợi thế thương mại. Khoản này được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh và phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của bên mua trong thời gian tối đa không quá 10 năm.       

          Giả sử tại ngày 31/12/X0, Bảng Cân đối kế toán của Công ty S như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Giá trị ghi sổ

Giá trị hợp lý

TÀI SẢN

 

 

- Tiền

20.000.000

20.000.000

- Phải thu của khách hàng

25.000.000

25.000.000

- Hàng tồn kho

65.000.000

75.000.000

- TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất)

40.000.000

70.000.000

- TSCĐ hữu hình

   (Nhà cửa, máy móc thiết bị)

400.000.000

350.000.000

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(150.000.000)

-

- Bằng phát minh sáng chế

 

(*) 80.000.000

Tổng Tài sản

400.000.000

620.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

 

 

- Nợ ngắn hạn

100.000.000

110.000.000

VỐN CHỦ SỞ HỮU

 

 

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

 (mệnh giá 10.000 đ/CP)

100.000.000

-

- Thặng dư vốn cổ phần

50.000.000

-

- Lợi nhuận chưa phân phối

150.000.000

-

Tổng Nguồn vốn

400.000.000

-

Giá trị hợp lý của tài sản thuần

-

510.000.000

Ghi chú: (*) Giá trị bằng phát minh sáng chế bên bị mua chưa được ghi nhận là TSCĐ vô hình, nhưng khi mua, bên mua xác định thoả mãn tiêu chuẩn theo quy định của chuẩn mực kế toán số 04- Tài sản cố định vô hình nên sẽ ghi nhận là tài sản cố định vô hình.         

          Trường hợp này, vào ngày mua (01/01/X0) Công ty P sẽ phải ghi sổ kế toán của mình giá trị của từng tài sản, từng khoản nợ phải trả đã mua và giá trị của cổ phiếu đã đưa đi trao đổi, như sau:

Nợ TK 111, 112                                20.000.000 (Theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 131                                        25.000.000                -

Nợ TK 152                                        75.000.000                -

Nợ TK 2131 (Quyền sử dụng đất)              70.000.000                -

Nợ TK 2133 (Bằng phát minh sáng chế)    80.000.000                -

Nợ TK 211 (TSCĐ hữu hình)            350.000.000               -

Nợ TK 242 (Chi tiết lợi thế thương mại) 130.000.000               -

 (= 640.000.000 đ - 510.000.000 đ)

          Có TK 311                                                 110.000.000

          Có TK 4111                                                         100.000.000

          Có TK 4112                                                         475.000.000

          Có TK  111                                                  65.000.000

Ví dụ 2: Hợp nhất kinh doanh liên quan đến mua toàn bộ tài sản thuần, có phát sinh bất lợi thương mại và không dẫn đến quan hệ công ty mẹ- công ty con:

Ngày 01/01/X1 Công ty P mua tất cả tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng cách phát hành cho Công ty S 10.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu. Giá trị thị trường của cổ phiếu phát hành này là 42.000 đ/1 cổ phiếu. Các chi phí phát sinh về thuê định giá và kiểm toán liên quan đến việc mua tài sản và nợ phải trả của Công ty S mà Công ty P phải chi bằng tiền mặt là 40.000.000 đ. Chi phí phát hành cổ phiếu của Công ty P đã chi bằng tiền mặt là 25.000.000 đ. Sau khi mua, chỉ có Công ty P tồn tại, còn Công ty S giải thể.

Trường hợp này giá phí hợp nhất kinh doanh được xác định như sau:

- Giá trị thị trường của 10.000 cổ phiếu Công ty P đã phát hành:

 

42.000 đ x 10.000 = 420.000.000 đ

- Chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh.:

 

40.000.000 đ

Cộng giá phí hợp nhất kinh doanh

460.000.000 đ

Giá trị cổ phiếu phát hành của Công ty P được xác định bằng giá trị hợp lý của chúng trừ (-) đi chi phí phát hành cổ phiếu:

- Giá trị thị trường của 10.000 cổ phiếu Công ty P đã phát hành:

 

420.000.000 đ

- Chi phí phát hành cổ phiếu:

(25.000.000 đ)

Giá trị cổ phiếu phát hành

395.000.000 đ

Giá phí hợp nhất kinh doanh khi mua tài sản thuần của Công ty S là 460.000.000 đ; Tổng giá trị hợp lý của tài sản thuần của Công ty S vẫn là 510.000.000 đ (Bảng Cân đối kế toán của Công ty S tại ngày 31/12/X0 tương tự Ví dụ 1). Khoản chênh lệch 510.000.000 - 460.000.000 = 50.000.000 đ xử lý như sau:

Công ty P xem xét lại giá trị hợp lý của các tài sản, nợ phải trả của công ty S và thực hiện một số điều chỉnh như sau:     

- Giá trị hợp lý của quyền sử dụng đất là 63.000.000 đ (trước đây là 70.000.000 đ) (giảm đi 7.000.000 đ);

- Giá trị hợp lý của nhà cửa, máy móc thiết bị là 315.000.000 đ (trước đây là 350.000.000 đ) (giảm đi 35.000.000 đ).

- Giá trị hợp lý của các tài sản và nợ phải trả khác không thay đổi.

Như vậy tổng giá trị hợp lý của tài sản thuần của Công ty S sau khi xem xét, đánh giá lại giảm đi là 42.000.000 đ (7.000.000 + 35.000.000), số chênh lệch 50.000.000 - 42.000.000 = 8.000.000 đ được hạch toán ngay vào lãi trong kỳ (TK 711).

Trường hợp này, vào ngày mua (01/01/X0) Công ty P sẽ phải ghi sổ kế toán của mình giá trị của từng tài sản, từng khoản nợ phải trả đã mua và giá trị của cổ phiếu đã đưa đi trao đổi, như sau:

Nợ TK 111, 112                                20.000.000 (Theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 131                                        25.000.000                -

Nợ TK 152                                        75.000.000                -

Nợ TK 2131 (Quyền sử dụng đất)              63.000.000                -

Nợ TK 2133 (Bằng phát minh sáng chế)    80.000.000                -

Nợ TK 211 (TSCĐ hữu hình)                 315.000.000                -

          Có TK 311                                                 110.000.000

          Có TK 4111                                                         100.000.000

          Có TK 4112                                                         295.000.000

          Có TK  111                                                  65.000.000

Có TK 711 (468.000.000 - 460.000.000)      8.000.000        

C- NGUYÊN TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG TRƯỜNG HỢP HỢP NHẤT KINH DOANH DẪN ĐẾN QUAN HỆ CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON

1- Bên mua là công ty mẹ không phải lập BCTC hợp nhất tại ngày mua mà phải lập BCTC hợp nhất tại thời điểm sớm nhất theo quy định hiện hành.

2- Bên mua là công ty mẹ khi lập và trình bày BCTC hợp nhất phải tuân thủ nguyên tắc lập và trình bày BCTC hợp nhất quy định trong Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” và Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25. Để phục vụ việc lập BCTC hợp nhất, bên mua là công ty mẹ phải thực hiện các quy định sau:

2.1- Tại ngày mua, bên mua (công ty mẹ) phải tính toán, xác định và ghi nhận các bút toán điều chỉnh chủ yếu sau trong sổ kế toán hợp nhất:

a) Ghi nhận số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả có thể xác định được của bên bị mua (công ty con) tại ngày mua:

Để phản ánh trên BCTC hợp nhất toàn bộ tài sản đã mua, nợ phải trả có thể xác định được tại ngày mua theo giá trị hợp lý, công ty mẹphải xác định và ghi nhận số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản, các khoản nợ phải trả có thể xác định được  của công ty con tại ngày mua.

Bút toán điều chỉnh như sau:

Tăng các khoản mục Tài sản (Chi tiết số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn giá

trị ghi sổ của từng loại tài sản đã mua)

Giảm các khoản mục Nợ phải trả (Chi tiết số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ

hơn giá trị ghi sổ của từng khoản nợ phải trả đã mua)

Giảm các khoản mục Tài sản (Chi tiết số chênh lệch giữa giá trị hợp lý  nhỏ hơn

giá trị ghi sổ của từng loại tài sản đã mua)

Tăng các khoản mục Nợ phải trả (Chi tiết số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn

giá trị ghi sổ của từng khoản nợ phải trả đã mua)

Tăng (hoặc giảm) khoản mục Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số chênh lệch giữa

giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả

 có thể xác định được đã mua của công ty con tại ngày mua) 

b) Ghi nhận giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ (là bên mua) trong công ty con (là bên bị mua) và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua để loại trừ khi hợp nhất. Đồng thời xác định lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh (nếu có) để ghi nhận trên BCĐKT hợp nhất. Lợi thế thương mại là số chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng (nếu có), bút toán điều chỉnh như sau:

          Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

          Giảm khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Giảm khoản mục - Quỹ dự phòng tài chính

Giảm khoản mục - Quỹ đầu tư phát triển

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối

Tăng khoản mục - Lợi thế thương mại

...

Giảm khoản mục - Đầu tư vào công ty con.

c) Xác định lợi ích của cổ đông thiểu số trong giá trị tài sản thuần của công ty con hợp nhất để ghi nhận trên Bảng CĐKT hợp nhất. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con bị hợp nhất tại ngày mua được xác định là một phần của giá trị tài sản thuần tính theo giá trị hợp lý của công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu do kết quả hợp nhất kinh doanh mang lại.

Bút toán điều chỉnh như sau:

Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Giảm khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Giảm khoản mục - Quỹ dự phòng tài chính

Giảm khoản mục - Quỹ đầu tư phát triển

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối

...

          Tăng khoản mục - Lợi ích của cổ đông thiểu số.

Các bút toán trên chỉ phục vụ cho mục đích lập BCTC hợp nhất mà không phản ánh trên sổ kế toán và BCTC riêng của công ty mẹ và BCTC của công ty con.

2.2- Để phục vụ cho mục đích lập BCTC hợp nhất, Bên mua phải theo dõi, thu thập và lưu giữ đầy đủ các thông tin, tài liệu về sự biến động tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của công ty con từ thời điểm hợp nhất kinh doanh (ngày mua) đến ngày lập BCTC hợp nhất.

2.3- Khi lập BCTC hợp nhất, các bút toán điều chỉnh bên mua xác định tại ngày mua phải điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của công ty mẹ và công ty con từ ngày hợp nhất kinh doanh đến ngày lập BCTC hợp nhất theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” và Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25.

2.4- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con phải được đưa vào BCTC hợp nhất kể từ ngày mua.

Ví dụ 3: Mua toàn bộ cổ phiếu, không phát sinh lợi thế thương mại

Ngày 01/01/X1 Công ty P mua toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của Công ty S với giá 300.000.000 đ trả bằng tiền. Vào ngày mua, giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng với giá trị ghi sổ của chúng. Số liệu của Bảng Cân đối kế toán của Công ty P và Công ty S tại ngày 31/12/X0 như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Bảng CĐKT

Công ty P

Bảng CĐKT

Công ty S

TÀI SẢN

 

 

- Tiền

350.000.000

50.000.000

- Phải thu của khách hàng

75.000.000

50.000.000

- Hàng tồn kho

100.000.000

60.000.000

- TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất)

175.000.000

40.000.000

- TSCĐ hữu hình

 (Nhà cửa, máy móc thiết bị)

800.000.000

600.000.000

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(400.000.000)

(300.000.000)

Tổng Tài sản

1.100.000.000

500.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

300.000.000

200.000.000

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

- Vay dài hạn

200.000.000

100.000.000

VỐN CHỦ SỞ HỮU

800.000.000

300.000.000

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

(mệnh giá 10.000 đ/CP)

500.000.000

200.000.000

- Lợi nhuận chưa phân phối

300.000.000

100.000.000

Tổng Nguồn vốn

1.100.000.000

500.000.000

* Khi công ty P mua toàn bộ cổ phiếu của Công ty S vào ngày 01/01/X1 và trở thành công ty mẹ, ghi (trên sổ kế toán riêng của công ty P):

          Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con         300.000.000 (chi tiết Công ty S)

                   Có TK 111, 112                                300.000.000

Sau khi mua Công ty S, Bảng Cân đối kế toán riêng của Công ty P và Bảng Cân đối kế toán của Công ty S như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Bảng CĐKT Công ty P

(sau khi mua CP Công ty S)

Bảng CĐKT

Công ty S

TÀI SẢN

 

 

- Tiền

50.000.000

50.000.000

- Phải thu của khách hàng

75.000.000

50.000.000

- Hàng tồn kho

100.000.000

60.000.000

- TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất)

175.000.000

40.000.000

- TSCĐ hữu hình

   (Nhà cửa, máy móc thiết bị)

800.000.000

600.000.000

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(400.000.000)

(300.000.000)

- Đầu tư vào công ty con

300.000.000

 

Tổng Tài sản

1.100.000.000

500.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

300.000.000

200.000.000

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

- Vay dài hạn

200.000.000

100.000.000

VỐN CHỦ SỞ HỮU

800.000.000

300.000.000

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

(mệnh giá 10.000 đ/CP)

500.000.000

200.000.000

- Lợi nhuận chưa phân phối

300.000.000

100.000.000

Tổng Nguồn vốn

1.100.000.000

500.000.000

          * Để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày mua (01/01/X1) Công ty P lập bút toán điều chỉnh (trên sổ kế toán hợp nhất) loại trừ giá trị ghi sổ khoản Đầu tư vào công ty con của công ty mẹ với phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua, như sau:

Bút toán điều chỉnh:

Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (của công ty con S)   200.000.000

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối (của công ty con S)     100.000.000

Giảm khoản mục - Đầu tư vào công ty con (của công ty mẹ P)          300.000.000

Ví dụ 4: Mua toàn bộ cổ phiếu, có phát sinh lợi thế thương mại

Ngày 01/01/X1 Công ty P mua toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của Công ty S với giá 400.000.000 đ trả bằng tiền. Tại ngày 31/12/X0, giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của các tài sản, nợ phải trả của Công ty S như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Bảng CĐKT

(Giá trị ghi sổ)

Bảng CĐKT

(Giá trị hợp lý)

Chênh lệch

TÀI SẢN

 

 

 

- Tiền

50.000.000

50.000.000

 

- Phải thu của khách hàng

50.000.000

50.000.000

 

- Hàng tồn kho

60.000.000

75.000.000

15.000.000

- TSCĐ vô hình

 (Quyền sử dụng đất)

40.000.000

100.000.000

60.000.000

- TSCĐ hữu hình

 (Nhà cửa, máy móc thiết bị)

600.000.000

590.000.000

(10.000.000)

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(300.000.000)

(300.000.000)

 

Tổng Tài sản

500.000.000

565.000.000

65.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

200.000.000

235.000.000

(35.000.000)

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

 

- Vay dài hạn (Trái phiếu phát hành)

100.000.000

135.000.000

(35.000.000)

VỐN CHỦ SỞ HỮU

300.000.000

 

 

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CF)

200.000.000

 

 

- Lợi nhuận chưa phân phối

100.000.000

 

 

Tổng Nguồn vốn

500.000.000

 

(35.000.000)

Giá trị tài sản thuần

300.000.000

330.000.000

30.000.000

Như vậy Công ty P mua cao hơn giá trị ghi sổ của tài sản thuần của Công ty S là 100.000.000 đ (400.000.000 - 300.000.000) và cao hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty S là 70.000.000 đ (400.000.000 - 330.000.000).

* Khi công ty P khi mua toàn bộ cổ phiếu của Công ty S vào ngày 01/01/X1 và trở thành công ty mẹ, ghi (trên sổ kế toán riêng của công ty P):

          Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con         400.000.000 (chi tiết công ty S)

                   Có các TK 111, 112                                   400.000.000

          * Để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày mua (01/01/X1) Công ty P lập các bút toán điều chỉnh như sau (trên sổ kế toán hợp nhất):

a) Ghi nhận số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả có thể xác định được của công ty S tại ngày mua (01/01/X1):

Tăng khoản mục - Hàng tồn kho (= 75.000.000 - 60.000.000)                    15.000.000

Tăng khoản mục - TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất)                       60.000.000

(= 100.000.000 - 40.000.000)

Giảm khoản mục - TSCĐ hữu hình (= 590.000.000 - 600.000.000)   10.000.000

Tăng khoản mục - Vay dài hạn (= 135.000.000 - 100.000.000)         35.000.000

Tăng khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số chênh lệch         30.000.000 giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả có thể xác định được đã mua của công ty con tại ngày mua)                                                                                      

          b) Loại trừ giá trị ghi sổ khoản Đầu tư vào công ty con của công ty mẹ với phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua, đồng thời ghi nhận lợi thế thương mại phát sinh:

          Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (của công ty con S)      200.000.000

          Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối (của công ty con S)     100.000.000

          Tăng khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản                                      30.000.000

Tăng khoản mục - Lợi thế thương mại                                                 70.000.000

          Giảm khoản mục - Đầu tư vào công ty con (của công ty mẹ P)            400.000.000

Ví dụ 5: Mua ít hơn 100% cổ phiếu, có phát sinh lợi thế thương mại

Ngày 01/01/X1 Công ty P mua 80% cổ phiếu đang lưu hành của Công ty S với giá 320.000.000 đ trả bằng tiền gửi ngân hàng. Tại ngày 31/12/X0, giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của các tài sản, nợ phải trả trên Bảng CĐKT của Công ty S như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Giá trị ghi sổ

Giá trị hợp lý

Chênh lệch

TÀI SẢN

 

 

 

- Tiền

50.000.000

50.000.000

 

- Phải thu của khách hàng

50.000.000

50.000.000

 

- Hàng tồn kho

60.000.000

75.000.000

15.000.000

- TSCĐ vô hình

  (Quyền sử dụng đất)

40.000.000

100.000.000

60.000.000

- TSCĐ hữu hình

  (Nhà cửa, máy móc thiết bị)

600.000.000

590.000.000

(10.000.000)

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(300.000.000)

(300.000.000)

 

Tổng Tài sản

500.000.000

565.000.000

65.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

200.000.000

235.000.000

(35.000.000)

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

 

- Vay dài hạn (Trái phiếu phát hành)

100.000.000

135.000.000

(35.000.000)

 

 

 

 

VỐN CHỦ SỞ HỮU

300.000.000

 

 

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CP)

200.000.000

 

 

- Lợi nhuận chưa phân phối

100.000.000

 

 

Tổng Nguồn vốn

500.000.000

 

 

Giá trị tài sản thuần

300.000.000

330.000.000

30.000.000

 

- Giá phí hợp nhất kinh doanh:

320.000.000

- Phần sở hữu của Công ty P trong giá trị tài sản thuần của công ty S: 80% x 330.000.000

 

264.000.000

- Lợi thế thương mại

  56.000.000

- Lợi ích của cổ đông thiểu số:

                                     20% x 330.000.000  =

 

  66.000.000

* Công ty P khi mua cổ phiếu của Công ty S vào ngày 01/01/X1 ghi (Trên sổ kế toán riêng của công ty P):

          Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con         320.000.000 (chi tiết Công ty S)

                   Có TK 112                              320.000.000

          * Để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày mua (01/01/X1) Công ty P lập các bút toán điều chỉnh như sau (Trên sổ kế toán hợp nhất):

a) Ghi nhận số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả có thể xác định được của công ty S tại ngày mua (01/01/X1):

Tăng khoản mục - Hàng tồn kho (= 75.000.000 - 60.000.000)                    15.000.000

Tăng khoản mục - TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất)                       60.000.000

(= 100.000.000 - 40.000.000)

Giảm khoản mục - TSCĐ hữu hình (= 590.000.000 - 600.000.000)   10.000.000

Tăng khoản mục - Vay dài hạn (= 135.000.000 - 100.000.000)         35.000.000

Tăng khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả có thể xác định được đã mua của công ty con tại ngày mua)                                                                       30.000.000

          b) Loại trừ giá trị ghi sổ khoản Đầu tư vào công ty con của công ty mẹ với phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua, đồng thời ghi nhận lợi thế thương mại phát sinh:

Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (của công ty con S) (80%)   160.000.000

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối (của công ty con S)(80%)      80.000.000

Giảm khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản                                         24.000.000

Tăng khoản mục - Lợi thế thương mại                                                         56.000.000

Giảm khoản mục - Đầu tư vào công ty con (của công ty mẹ P)                           320.000.000

c) Xác định lợi ích của cổ đông thiểu số trong giá trị tài sản thuần của công ty con hợp nhất tại ngày mua:

Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (của công ty con S) (20%)   40.000.000

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối (của công ty con S)(20%)     20.000.000

Giảm khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản                                          6.000.000

Tăng khoản mục - Lợi ích của cổ đông thiểu số.                                         66.000.000

Giả sử Công ty P phải lập Bảng CĐKT hợp nhất ngay sau khi mua Công ty S. Bảng Cân đối kế toán hợp nhất như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Bảng CĐKT

Bảng CĐKT

 

Bút toán điều chỉnh

Bảng

CĐKT

 

Công ty P

Công ty S

Tăng

Giảm

hợp nhất

TÀI SẢN

 

 

 

 

 

- Tiền

10.000.000

50.000.000

 

 

60.000.000

- Phải thu của khách hàng

75.000.000

50.000.000

 

 

125.000.000

- Hàng tồn kho

100.000.000

60.000.000

(a) 15.000.000

 

175.000.000

- TSCĐ vô hình

(Quyền sử dụng đất)

175.000.000

40.000.000

(a) 60.000.000

 

275.000.000

- TSCĐ hữu hình

(Nhà cửa, máy móc thiết bị)

800.000.000

600.000.000

 

(a) 10.000.000

1.390.000.000

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(400.000.000)

(300.000.000)

 

 

(700.000.000)

- Đầu tư vào công ty con

320.000.000

 

 

(b) 320.000.000

-

- Lợi thế thương mại

 

 

(b) 56.000.000

 

56.000.000

Tổng Tài sản

1.080.000.000

500.000.000

 

 

1.381.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

280.000.000

200.000.000

 

 

515.000.000

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

 

 

200.000.000

- Vay dài hạn (Trái phiếu phát hành)

180.000.000

100.000.000

(a) 35.000.000

 

315.000.000

VỐN CHỦ SƠ HỮU

800.000.000

300.000.000

 

300.000.000

800.000.000

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CP)

500.000.000

200.000.000

 

(b) 160.000.000

(c)   40.000.000

500.000.000

- Lợi nhuận chưa phân phối

300.000.000

100.000.000

 

(b) 80.000.000

(c) 20.000.000

300.000.000

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản

 

 

(a) 30.000.000

(b) 24.000.000

(c)   6.000.000

-

LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ

 

 

(c) 66.000.000

 

66.000.000

Tổng Nguồn vốn

1.080.000.000

500.000.000

 

 

1.381.000.000

 

  • TIN TỨC NÓNG