Ẩn
QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Tài khoản
Mật khẩu
Quên mật khẩu
Thành viên mới
HOTLINE
(08) 3719 2513
LIÊN KẾT WEBSITE
Trang chủ > Văn bản pháp luật > Văn bản về kế toán > Chuẩn mực kế toán > BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
Chuẩn mực kế toán


HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC

    “BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ”

1. Đính chính vào Chuẩn  mực số 05 - Bất động sản đầu tư (Ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ- BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): cụm từ “doanh thu” của đoạn 28 và cụm từ “khoản doanh thu từ việc bán” của đoạn 29 được thay bằng cụm từ “ giá bán”.

2- Bất động sản đầu tư và các trường hợp ghi nhận

2.1- Bất động sản đầu tư

Bất động sản (BĐS) đầu tư là bất động sản, gồm: Quyền sử dụng đất; Nhà, hoặc một phần của nhà, hoặc cả nhà và đất; Cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính, nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:    

a) Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc:

b) Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.

2.2- Các trường hợp được ghi nhận là bất động sản đầu tư

a) Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ trong thời gian dài để chờ tăng giá;

b) Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ mà chưa xác định rõ mục đích sử dụng trong tương lai;

c) Nhà do doanh nghiệp sở hữu (hoặc do doanh nghiệp thuê tài chính) và cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;

d) Nhà đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;

e) Cơ sở hạ tầng đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động.

2.3- Các trường hợp đặc biệt được ghi nhận là bất động sản đầu tư

a) Đối với những bất động sản mà một phần doanh nghiệp nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoạt động hoặc chờ tăng giá và một phần sử dụng cho sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc cho quản lý thì nếu những phần tài sản này được bán riêng rẽ (hoặc cho thuê riêng rẽ theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động), doanh nghiệp sẽ hạch toán phần tài sản dùng để cho thuê hoặc chờ tăng giá là bất động sản đầu tư còn phần tài sản dùng cho sản xuất và quản lý được hạch toán là TSCĐ hữu hình hoặc TSCĐ vô hình.

Trường hợp bất động sản không bán được riêng rẽ và phần sử dụng cho kinh doanh hoặc cho quản lý là không đáng kể thì hạch toán là bất động sản đầu tư. Ví dụ: Doanh nghiệp có một toà nhà có 80% diện tích chuyên cho thuê hoạt động và 20% diện tích sử dụng làm văn phòng công ty thì toà nhà đó được hạch toán là bất động sản đầu tư.      

       b) Trường hợp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan cho những người sử dụng bất động sản do doanh nghiệp sở hữu là một phần tương đối nhỏ trong toàn bộ thoả thuận thì doanh nghiệp sẽ hạch toán tài sản này là bất động sản đầu tư. Ví dụ: Doanh nghiệp sở hữu toà nhà cho các đơn vị khác thuê làm văn phòng (cho thuê hoạt động) đồng thời cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và an ninh đối với toà nhà cho thuê này.      

       c) Trường hợp, một công ty con cho công ty mẹ hoặc công ty con khác trong cùng một công ty mẹ thuê hoặc sử dụng và nắm giữ một bất động sản thì bất động sản đó được hạch toán là bất động sản đầu tư trên báo cáo tài chính riêng của công ty con có bất động sản đó hoặc báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ nếu công ty mẹ cho các công ty con thuê (nếu nó thoả mãn định nghĩa bất động sản đầu tư), nhưng không được phản ánh là bất động sản đầu tư trong báo cáo tài chính hợp nhất.      

       3- Kế toán bất động sản đầu tư                 

       3.1- Kế toán bất động sản đầu tư cần tôn trọng một số quy định sau:

         1- Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:

       a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai;

       b) Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy.

  2- Bất động sản đầu tư phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá của bất động sản đầu tư bao gồm cả các chi phí giao dịch liên quan trực tiếp ban đầu.

  3- Các chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư phát sinh sau ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chi phí này có khả năng chắc chắn làm cho bất động sản đầu tư tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu thì được ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư.

  4- Sau ghi nhận ban đầu, trong thời gian nắm giữ, cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư được xác định theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại.

        5- Việc chuyển từ bất động sản đầu tư sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng hay hàng tồn kho và ngược lại chỉ được thực hiện khi có sự thay đổi về mục đích sử dụng như các trường hợp sau:

  1. Bất động sản đầu tư chuyển sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng khi chủ sở hữu bắt đầu sử dụng tài sản này;
  2. Bất động sản đầu tư chuyển sang hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai các công việc sửa chữa, cải tạo nâng cấp cần thiết cho mục đích bán;  
  3. Bất động sản chủ sở hữu sử dụng chuyển sang bất động sản đầu tư khi chủ sở hữu kết thúc sử dụng tài sản đó;
  4. Hàng tồn kho chuyển sang bất động sản đầu tư khi chủ sở hữu bắt đầu cho bên khác thuê hoạt động;
  5. Bất động sản xây dựng chuyển sang bất động sản đầu tư khi kết thúc giai đoạn xây dựng, bàn giao đưa vào đầu tư (trong giai đoạn xây dựng phải tuân theo  Chuẩn mực kế toán số 03 - "Tài sản cố định hữu hình"). 

6- Khi một doanh nghiệp quyết định bán một bất động sản đầu tư mà không có giai đoạn sữa chữa, cải tạo nâng cấp thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục ghi nhận là bất động sản đầu tư cho đến khi bất động sản đầu tư đó được bán mà không chuyển thành hàng tồn kho.

7- Doanh thu từ việc bán bất động sản đầu tư được ghi nhận là toàn bộ giá bán (giá bán chưa có thuế GTGT đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế).

Trường hợp bán bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm thì doanh thu được xác định theo giá bán trả ngay (giá bán chưa có thuế GTGT đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế). Khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm và giá bán trả ngay và thuế GTGT được ghi nhận là doanh thu tiền lãi chưa thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 14 - "Doanh thu và thu nhập khác".

    8- Đối với các đơn vị chuyên kinh doanh bất động sản thì được kế toán theo các trường hợp sau:

- Đối với các bất động sản khi mua về đã xác định rõ mục đích để bán trong kỳ được kế toán tuân theo Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”;

- Đối với bất động sản khi mua về chưa xác định rõ được mục đích sử dụng trong tương lai hoặc mua về để chuyên cho thuê hoạt động (thoả mãn điều kiện ghi nhận BĐS đầu tư) thì được kế toán tuân theo Chuẩn mực kế toán số 05 “Bất động sản đầu tư”

9- Riêng đối với các doanh nghiệp là ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác, việc kế toán BĐS đầu tư được hướng dẫn trong một văn bản riêng mà không áp dụng theo quy định tại thông tư này.

3.2- Kế toán bất động sản đầu tư

3.2.1- Tài khoản kế toán sử dụng

(1) Bổ sung TK 217 - Bất động sản đầu tư

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm bất động sản đầu tư của doanh nghiệp theo nguyên giá.

Hạch toán TK 217 - Bất động sản đầu tư

cần  tôn trọng một số quy định sau

1- Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị bất động sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận là bất động sản đầu tư. Không phản ánh vào tài khoản này giá trị bất động sản mua về để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc xây dựng để bán trong tương lai gần, bất động sản chủ sở hữu sử dụng, bất động sản trong quá trình xây dựng chưa hoàn thành với mục đích để sử dụng trong tương lai dưới dạng bất động sản đầu tư.

2- Bất động sản đầu tư được ghi nhận trên tài khoản này theo nguyên giá. Nguyên giá của bất động sản đầu tư: Là toàn bộ các chi phí (tiền mặt hoặc tương đương tiền) mà doanh nghiệp bỏ ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản khác đưa ra trao đổi để có được bất động sản đầu tư  tính đến thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành bất động sản đầu tư đó.

a) Tuỳ thuộc vào từng trường hợp, nguyên giá của bất động sản đầu tư được xác định như sau:

- Nguyên giá của bất động sản đầu tư được mua bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua, như: Phí dịch vụ tư vấn về luật pháp liên quan, thuế trước bạ và chi phí giao dịch liên quan khác,...

- Trường hợp mua bất động sản đầu tư thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá của bất động sản đầu tư được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá bất động sản đầu tư theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 16- "Chi phí đi vay";

- Nguyên giá của bất động sản đầu tư tự xây dựng là giá thành thực tế và các chi phí liên quan trực tiếp của bất động sản đầu tư tính đến ngày hoàn thành công việc xây dựng;

- Trường hợp bất động sản thuê tài chính với mục đích để cho thuê hoạt động thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận là bất động sản đầu tư thì nguyên giá của bất động sản đầu tư đó tại thời điểm khởi đầu thuê được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 06 - “Thuê tài sản”.

b) Các chi phí sau không được tính vào nguyên giá của bất động sản đầu tư:

- Chi phí phát sinh ban đầu (trừ trường hợp các chi phí này là cần thiết để đưa bất động sản đầu tư vào trạng thái sẵn sàng sử dụng);

- Các chi phí khi mới đưa bất động sản đầu tư vào hoạt động lần đầu trước khi bất động sản đầu tư đạt tới trạng thái hoạt động bình thường theo dự kiến;

- Các chi phí không bình thường về nguyên vật liệu, lao động hoặc các nguồn lực khác trong quá trình xây dựng bất động sản đầu tư.

3- Trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, hoặc cho thuê hoạt động phải tiến hành trích khấu hao bất động sản đầu tư. Khấu hao bất động sản đầu tư được ghi nhận là chi phí kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp có thể dựa vào các bất động sản chủ sở hữu sử dụng cùng loại để ước tính thời gian sử dụng hữu ích và xác định phương pháp khấu hao của bất động sản đầu tư.

4- Đối với những bất động sản đầu tư được mua vào nhưng phải tiến hành xây dựng, cải tạo, nâng cấp trước khi sử dụng cho mục đích đầu tư thì giá trị BĐS, chi phí mua sắm và chi phí cho quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp bất động sản đầu tư được phản ánh trên TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”. Khi quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoàn thành phải xác định nguyên giá bất động sản đầu tư hoàn thành để  kết chuyển vào TK 217 “Bất động sản đầu tư”.

5- Ghi giảm bất động sản đầu tư trong các trường hợp:

     - Chuyển đổi mục đích sử dụng từ bất động sản đầu tư sang hàng tồn kho hoặc bất động sản chủ sở hữu sử dụng;

     - Bán bất động sản đầu tư ;

     - Thanh lý bất động sản đầu tư ;

     - Hết thời hạn thuê tài chính trả lại BĐS đầu tư cho người cho thuê.

6- Bất động sản đầu tư  được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi bất động sản đầu tư trong “Sổ theo dõi bất động sản đầu tư” tương tự như TSCĐ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của

 TK 217 - Bất động sản đầu tư

Bên Nợ: Nguyên giá bất động sản đầu tư tăng trong kỳ.

Bên Có: Nguyên giá bất động sản đầu tư giảm trong kỳ.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá bất động sản đầu tư của doanh nghiệp cuối kỳ.     

   Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

     1- Hạch toán các nghiệp vụ mua bất động sản đầu tư theo phương thức trả tiền  ngay:

     - Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:

            Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư

     Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112, 331.

     - Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, ghi:

            Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư

              Có các TK 111, 112, 131, 331.

     2- Hạch toán nghiệp vụ mua bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm:

        2.1- Trường hợp doanh nghiệp tính nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

     Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư (Nguyên giá - theo giá mua trả ngay chưa có thuế GTGT)

           Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm tính bằng số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả ngay và thuế GTGT đầu vào)

           Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

             Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

         2.2- Trường hợp doanh nghiệp tính nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

             Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư (Nguyên giá - theo giá mua trả ngay đã có thuế GTGT)

      Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm tính bằng số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả ngay đã có thuế GTGT)

       Có TK  331 - Phải trả cho người bán.      

          2.3- Hàng kỳ, tính và phân bổ số lãi phải trả về việc mua bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, ghi:     

              Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

                   Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

         2.4- Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:                 

               Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

                   Có TK 515 - Doanh thu tài chính (Phần chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán trước thời hạn - Nếu có)

                   Có các TK 111, 112,…

   3- Trường hợp bất động sản đầu tư hình thành do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao:

          3.1- Khi phát sinh  chi phí xây dựng bất động sản đầu tư, căn cứ vào các tài liệu và chứng từ có liên quan, kế toán tập hợp chi phí vào bên Nợ TK 241- XDCB dở dang theo quy định tại Thông tư số 89/2002/ TT - BTC ngày 9/10/ 2002 Hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán (đợt 1) phần hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 03 “TSCĐ hữu hình”.    

          3.2- Khi giai đoạn đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao chuyển tài sản đầu tư thành bất động sản đầu tư, kế toán căn cứ vào hồ sơ bàn giao, ghi:

              Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư

                    Có TK 241 - XDCB dở dang.

          4- Khi chuyển từ bất động sản chủ sở hữu sử dụng thành bất động sản đầu tư, căn cứ vào hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng, ghi:

             Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư

                   Có TK 211 - TSCĐ hữu hình, hoặc

                   Có TK 213 - TSCĐ vô hình.

Đồng thời kết chuyển số hao mòn luỹ kế (Đối với những bất động sản  chủ sở hữu sử dụng đã trích khấu hao), ghi:

              Nợ TK 2141, hoặc 2143

                   Có TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư.

5- Khi chuyển từ hàng tồn kho thành bất động sản đầu tư, căn cứ vào hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng, ghi:  

             Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư

                   Có TK 156 - Hàng hoá (1567 - Hàng hoá bất động sản).

6- Khi đi thuê tài chính với mục đích để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động, nếu tài sản thuê đó thoả mãn tiêu chuẩn là bất động sản đầu tư, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan, ghi:

             Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư

                  Có các TK 111, 112, 315, 342.

(Kế toán thanh toán tiền thuê khi nhận Hoá đơn thuê tài chính được thực hiện theo theo quy định tại Thông tư số 105/ 2003/ TT – BTC ngày 04/ 11/ 2003 Hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán (đợt 2) phần hướng dẫn    Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”).

7- Khi hết hạn thuê tài sản tài chính

- Nếu trả lại bất động sản đầu tư thuê tài chính đang phân loại là bất động sản đầu tư, ghi:

           Nợ TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư

           Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Số chênh lệch giữa nguyên giá BĐS đầu tư thuê và số  khấu hao luỹ kế)

                  Có TK 217 - Bất động sản đầu tư (Nguyên giá).

- Nếu mua lại bất động sản đầu tư thuê tài chính đang phân loại là bất động sản đầu tư để tiếp tục đầu tư, ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư số phải trả thêm, ghi:

           Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư

                  Có các TK 111, 112,…

- Nếu mua lại bất động sản thuê tài chính đang phân loại là bất động sản đầu tư chuyển thành bất động sản chủ sở hữu sử dụng, ghi:

           Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình, hoặc

           Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

                 Có TK 217 - Bất động sản đầu tư

                 Có các TK 111, 112 (Số tiền phải trả thêm).

Đồng thời kết chuyển số hao mòn luỹ kế, ghi:

          Nợ TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư

                Có TK 2141 hoặc 2143.

8- Kế toán bán bất động sản đầu tư

          8.1- Ghi nhận doanh thu bán BĐS đầu tư:

- Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:

          Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư) (Giá bán chưa có thuế GTGT )

             Có TK 3331 - Thuế GTGT (33311).         

- Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, ghi:

          Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư ) (Tổng giá thanh toán)

8.2- Kế toán ghi giảm nguyên giá và giá trị còn lại của BĐS đầu tư đã được bán, ghi:

          Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (2147- Hao mòn BĐS đầu tư)

          Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

                   Có TK 217- BĐS đầu tư (Nguyên giá của BĐS đầu tư)                                      

          9- Kế toán chuyển bất động sản đầu tư thành hàng tồn kho hoặc thành bất động sản chủ sở hữu sử dụng:         

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng giữa bất động sản đầu tư với bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc hàng tồn kho không làm thay đổi giá trị ghi sổ của tài sản được chuyển và không làm thay đổi nguyên giá của BĐS đầu tư trong việc xác định giá trị ghi sổ hay lập báo cáo tài chính.         

9.1- Trường hợp bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu có quyết định sửa chữa, cải tạo nâng cấp để bán:

          - Khi có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp BĐS đầu tư để bán kế toán tiến hành kết chuyển giá trị còn lại của bất động sản đầu tư vào TK 156 “Hàng hoá”, ghi:

          Nợ TK 156 – Hàng hoá (TK 1567- Hàng hoá BĐS- Giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

          Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147) (Số khấu hao luỹ kế )

                 Có TK 217 - Bất động sản đầu tư (Nguyên giá).

          - Khi phát sinh các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, ghi:

        Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

        Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

              Có các TK 111, 112, 152, 334, 331,…

- Khi kết thúc giai đoạn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, kết chuyển toàn bộ chi phí ghi tăng giá gốc hàng hoá bất động sản chờ bán,  ghi:

       Nợ TK 156 - Hàng hoá (1567 )         

               Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

          9.2- Trường hợp chuyển bất động sản đầu tư thành bất động sản chủ sở hữu sử dụng,  ghi:

          Nợ TK 211 hoặc 213

                   Có TK 217 - Bất động sản đầu tư;

Đồng thời, ghi:

          Nợ TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư

                   Có TK 2141 hoặc 2143.

          (2) Bổ sung TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư          

Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn bất động sản đầu tư trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, cho thuê hoạt động của doanh nghiệp.

Kết cấu và nội dung phản ánh của

TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư         

Bên Nợ:

          Giá trị hao mòn bất động sản đầu tư giảm.         

Bên Có:

          Giá trị hao mòn bất động sản đầu tư tăng do trích khấu hao hoặc do chuyển số khấu hao lũy kế của bất động sản chủ sở hữu sử dụng thành bất động sản đầu tư.

          Số dư bên Có:

          Giá trị hao mòn của bất động sản đầu tư hiện có của doanh nghiệp.

(3) Bổ sung TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được bổ sung thêm tài khoản cấp 2 TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư của doanh nghiệp. Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư được phản ánh vào tài khoản này bao gồm:

- Doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư là số tiền cho thuê tính theo kỳ báo cáo;

- Doanh thu bán bất động sản đầu tư là giá bán của BĐS đầu tư.

Kết cấu và nội dung phản ánh của

TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);

- Kết chuyển doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có:

Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

(4) Bổ sung TK 1567- Hàng hoá bất động sản

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá bất động sản của các doanh nghiệp không chuyên kinh doanh bất động sản.

Hàng hoá bất động sản gồm:

- Quyền sử dụng đất, nhà hoặc nhà và quyền sử dụng đất, cơ sở hạ tầng mua để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường;

- Bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán.

Kết cấu và nội dung phản ánh

của TK 1567- Hàng hoá bất động sản

Bên Nợ:

  • Trị giá thực tế hàng hoá bất động sản mua về để bán;
  • Giá trị còn lại của bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho;
  • Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán ghi tăng giá gốc hàng hoá bất động sản chờ bán
  • Trị giá thực tế của hàng hoá bất động sản thừa phát hiện khi kiểm kê.

Bên Có:

  • Trị giá thực tế hàng hoá bất động sản bán trong kỳ, hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư;
  • Trị giá thực tế của hàng hoá bất động sản thiếu phát hiện khi kiểm kê.

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế hàng hoá bất động sản còn lại cuối kỳ.         

(5) Bổ sung nội dung phản ánh của TK 241 - XDCB dở dang    

Bên Nợ:

          - Chi phí mua sắm bất động sản đầu tư (trường hợp cần có giai đoạn đầu tư xây dựng);

- Chi phí đầu tư xây dựng bất động sản đầu tư;

- Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo được ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư.

Bên Có:

- Phản ánh giá trị bất động sản đầu tư hình thành qua đầu tư xây dựng đã hoàn thành;

- Kết chuyển chi phí nâng cấp, cải tạo ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư.

Số dư bên Nợ:

- Giá trị bất động sản đầu tư đang đầu tư xây dựng dở dang.

- Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo dở dang cuối kỳ

(6) Bổ sung nội dung phản ánh của TK 632 – Giá vốn hàng bán

          Bên Nợ:

  • Số khấu hao BĐS đầu tư trích trong kỳ;
  • Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư;
  • Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;
  • Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;
  • Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

          Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

3.2 .2- Hướng dẫn bổ sung một số phương pháp kế toán liên quan đến BĐS đầu tư:

(1) Kế toán trích khấu hao bất động sản đầu tư

          1- Định kỳ tính, trích khấu hao bất động sản đầu tư đang nắm giữ chờ tăng giá, đang cho thuê hoạt động, ghi:      

          Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

                   Có TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư.                 

 Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ (Chi tiết khấu hao BĐS đầu tư).

          2- Trường hợp giảm giá bất động sản đầu tư thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá bất động sản đầu tư phải ghi giảm giá trị hao mòn luỹ kế của bất động sản đầu tư (xem hướng dẫn hạch toán TK 217).    

     (2) Kế toán xây dựng cơ bản bất động sản đầu tư

     1- Khi mua bất động sản về đưa vào xây dựng cơ bản, ghi:

             Nợ TK 241 - XDCB dở dang

            Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ  (1332)

Có các TK 111, 112, 331,…

2- Khi phát sinh các chi phí đầu tư xây dựng bất động sản đầu tư, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ  (1332)

Có các TK 111, 112, 152, 153, 142, 141, 242, 331,…

3- Khi quá trình xây dựng cơ bản bất động sản đầu tư hoàn thành bàn giao , ghi:

Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư (Nếu đủ điều kiện là bất động sản đầu tư)

Nợ TK 156 - Hàng hoá (1567- Hàng hoá BĐS)

                     (Nếu không đủ điều kiện để hình thành BĐS đầu tư)

          Có TK 241 - XDCB dở dang.

4-Kế toán các chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu:

4.1- Khi phát sinh chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau ghi nhận ban đầu, nếu xét thấy chi phí đó không chắc chắn làm cho bất động sản đầu tư tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu hoặc không bao gồm trong nghĩa vụ của doanh nghiệp phải chịu các chi phí cần thiết sẽ phát sinh để đưa bất động sản tới trạng thái sẵn sàng hoạt động thì được ghi nhận vào chi phí kinh doanh BĐS đầu tư trong kỳ, chi phí trả trước dài hạn, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư), hoặc

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu chi phí có giá trị lớn)           

           Có các TK 111, 112, 152, 153, 334,…

          4.2- Khi phát sinh chi phí nâng cấp, cải tạo mà xét thấy chi phí đó có khả năng chắc chắn làm cho bất động sản đầu tư tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu hoặc bao gồm trong nghĩa vụ của doanh nghiệp phải chịu các chi phí cần thiết sẽ phát sinh để đưa bất động sản đầu tư tới trạng thái sẵn sàng hoạt động  thì được ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư:

          a) Tập hợp chi phí nâng cấp, cải tạo bất động sản đầu tư thực tế phát sinh, ghi:

          Nợ TK 241 - XDCB dở dang

          Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

                   Có các TK 111, 112, 152, 153, 331,...         

          b) Khi kết thúc hoạt động nâng cấp, cải tạo bất động sản đầu tư, bàn giao ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư, ghi:

          Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư

                   Có TK 241 - XDCB dở dang.

(3). Kế toán cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư

1- Phản ánh doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư

          1.1- Trường hợp cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư thu tiền trước cho thuê nhiều kỳ, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư.

          a) Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.

          - Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư cho nhiều kỳ, ghi:

          Nợ TK 111, 112 (Tổng số tiền nhận được)

                   Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (theo giá chưa có thuế GTGT)                              

                   Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).         

- Đồng thời, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thực hiện, ghi:

          Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

                   Có TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.

- Sang kỳ kế toán tiếp sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán sau, ghi:

          Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

                   Có TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư (Doanh thu của kỳ kế toán).         

          - Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư không được thực hiện (nếu có), ghi:

          Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)

          Nợ TK 531   - Hàng bán bị trả lại (Trường hợp đã ghi doanh thu trong kỳ theo giá chưa có thuế GTGT)

         Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Số tiền thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không được thực hiện)

                   Có TK 111, 112, 331… (Tổng số tiền trả lại).

          b) Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:         

- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư cho nhiều năm, ghi:

          Nợ các TK 111, 112… (Tổng số tiền nhận được)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số tiền nhận được).

          Đồng thời, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thu tiền, ghi:

          Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

                   Có TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.

          - Sang kỳ kế toán sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán sau, ghi:

          Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

                   Có TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư (Doanh thu của kỳ kế toán).

          - Cuối mỗi kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:

          Nợ TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

                   Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

          - Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư không được thực hiện (nếu có), ghi:

          Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

          Nợ TK 531   -  Hàng bán bị trả lại (Trường hợp đã ghi doanh thu trong kỳ)

                   Có các TK 111, 112…. (Tổng số tiền trả lại).

          1.2- Trường hợp cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư và thu tiền cho thuê hoạt động theo từng kỳ:         

a) Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế:

          - Khi phát hành hoá đơn thanh toán tiền cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, ghi:         

          Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

                   Có TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

                   Có TK 3331  - Thuế GTGT phải nộp.

- Khi thu được tiền, ghi:

          Nợ các TK 111, 112

                   Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

          b) Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:         

- Khi phát hành hoá đơn dịch vụ cho thuê bất động sản đầu tư (cho thuê hoạt động), ghi:

          Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

                   Có TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.

          - Khi thu được tiền, ghi:

          Nợ các TK 111, 112

                   Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

          - Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:

          Nợ TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

                   Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

2- Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ là bất động sản đầu tư cho thuê hoạt động , ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

                   Có TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư.

         Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ (Chi tiết khấu hao BĐS đầu tư).

3- Các chi phí phát sinh liên quan đến cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, ghi:

a) Nếu chi phí phát sinh không lớn, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Nợ TK 133 -  Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, 334,…

          b) Nếu chi phí phát sinh nhiều và cần phải tính giá thành dịch vụ cho thuê bất động sản đầu tư thì thực hiện theo hướng dẫn kế toán cho thuê tài sản là cho thuê hoạt động (Mục D Phần I – Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003 về Hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).   

(4). Kế toán bán, thanh lý bất động sản đầu tư         

1- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ , ghi:

          Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

                   Có TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư (Giá bán chưa có thuế GTGT)

                   Có TK 3331 - Thuế GTGT (33311- Thuế GTGT đầu ra).

2- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:         

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

                   Có TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư         

3- Trường hợp bán bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp:

3.1- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ:

- Khi bán BĐS đầu tư trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay và thuế GTGT ghi vào tài khoản “Doanh thu chưa thực hiện”, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

                   Có TK 5117 - Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư (Giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT)

                   Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay và thuế GTGT)

                             Có TK 333  -  Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331 – Thuế GTGT).

          - Định kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán BĐS đầu tư trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

                   Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

                             Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

          - Khi thực thu tiền bán BĐS đầu tư trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay, ghi:

                   Nợ các TK 111, 112.

                             Có TK 131 -  Phải thu của khách hàng.

          3.2. Đối với BĐS đầu tư bán trả chậm, trả góp không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:

          - Khi bán BĐS đầu tư trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay (có cả thuế GTGT) ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện, ghi:

                   Nợ các TK 111, 112, 131

                   Có TK 5117 - Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư (Giá bán trả ngay có cả thuế GTGT)

                   Có TK 3387 -  Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay có thuế GTGT).                            

          - Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 5117 - Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư 

                             Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp NN (3331 – Thuế GTGT phải nộp).

          - Định kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp, ghi:

                   Nợ TK 3387 -  Doanh thu chưa thực hiện

                             Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.         

- Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần lãi bán hàng trả chậm, trả góp, ghi:

                   Nợ các TK  111, 112

                             Có TK 131-  Phải thu của khách hàng.

          3.3- Kế toán giảm nguyên giá và giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý, ghi:

          Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (2147- Hao mòn BĐS đầu tư)

          Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

                   Có TK 217- BĐS đầu tư (Nguyên giá của BĐS đầu tư)

3.4- Các chi phí bán (thanh lý) BĐS đầu tư phát sinh, ghi:

                   Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

                   Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

                             Có các TK  111, 112, 331.

  • TIN TỨC NÓNG