I. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
- Xuất khẩu tại chỗ : Có thể hiểu một cách đơn giản, xuất khẩu tại chỗ là hình thức các doanh nghiệp ở Việt Nam bán hàng cho các đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Các lô hàng được giao trực tiếp tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhận nước ngoài. Theo quy định hiện nành, các doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ bao gồm các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, xuất khẩu tại chỗ co 3 đặc trưng cơ bản, đó là:
+ Xuất khẩu hàng hoá, bán hàng cho thương nhân nước ngoài.
+ Địa điểm giao hàng tại Việt Nam như 2 bên đã thoả thuận.
+ Người mua hàng nước ngoài sẽ cung cấp thông tin về người nhận hàng.
- Nhập khẩu tại chỗ : là việc các doanh nghiệp nhận các lô hàng từ đơn vị xuất khẩu ngay tại Việt Nam theo sự chỉ định của thương nhạn nước ngoài.
Tuy nhiên, co một ố điểm lưu ý sau:
Doanh nghiệp nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện kí kết hợp đồng mua bán, giao thương với thương nhân nước ngoài. Trong bản hợp đồng phải bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết như địa điểm giao nhận hàng, tên người giao hàng ở Việt Nam,...
II. Hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ
Căn cứ nội dung Điều 86 thuộc Thông tư số 38/2015/TT-BTC về Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, háng hoá xuất khẩu tại chỗ được chia thành 3 nhóm:
+ Sản phẩm gia công, thiết bị, máy móc thuê hoặc mượn. Các vật tư, phế liệu dư thừa, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công. Điều này đã được nói rõ trong Khoản 3 Điều 32 Nghị định ố 187/2013/NĐ-CP.
+ Hàng hoá mua bán giữa doanh nghiệp trong nước với các thương nhân nước ngoài không có mặt tại Việt Nam, được thương nhân nước ngoài chỉ định giao nhận hàng hoá đối với các doanh nghiệp trong nước.
+ Loại thứ 3 chính là các lô hàng mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
III/ Sử dụng hóa đơn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ ( Sử dụng hóa đơn GTGT)
Để triển khai thực hiện Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ liên quan đến hồ sơ hải quan phải nộp đối với hàng hóa XNK tại chỗ theo quy định; tại khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 Điều Thông tư 39/2018/TT-BTC, Bộ Tài chính đã hướng dẫn nộp hóa đơn khi làm thủ tục XNK tại chỗ đối với trường hợp DN nội địa kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán hàng cho DN chế xuất, DN trong khu phi thuế quan (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu).
Theo đó, khi làm thủ tục XK tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và nộp phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (bản chụp) thay hóa đơn GTGT thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan Hải quan theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Khi làm thủ tục NK tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và nộp hồ sơ hải quan kèm hóa đơn GTGT (bản chụp) thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan Hải quan.
Ghi PXK vận chuyển nội bộ /Hóa đơn GTGT cho XK tại chỗ như sau
- Người nhận hàng: Cty TNHH.... ( Địa chỉ:.......................) Tên công ty nhận hàng tại Việt Nam
- Tên đơn vị: CTy............. ( Tên công ty nước ngoài)
- MST: ( bỏ trống)
- Địa chỉ: ........ ( Địa chỉ cty nước ngoài)
VI/ Thuế GTGT xuất nhập khẩu tại chỗ
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
[…]
- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
[…]
+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật”
IV/ Điều kiện khấu trừ hoàn thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp hàng hóa được coi như xuất khẩu
[…]
2. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật
a) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam;
b) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan;
c) Hóa đơn giá trị gia tăng ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam;
d) Hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam phải thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ được phía nước ngoài ủy quyền thanh toán cho người xuất khẩu tại chỗ thì đồng tiền thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối;
đ) Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư.”
V/ Quy định về cách viết hóa đơn liên quan đến ngoại tệ
Theo khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn như sau:
- Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
+ Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD - Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).
Theo pháp lệnh ngoại hối trên lãnh thổ VN, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của NHNN. cụ thể hơn là các trường hợp được phép sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong hợp đồng.
- Các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại hối (Trong phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối dưới sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam )
- Cá nhân, tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động ủy thác xuất, nhập khẩu mà việc nhận ủy thác nhập khẩu hay nhận ủy thác xuất khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng.
- Doanh nghiệp bảo hiểm được báo giá, định giá, ghi giá dịch vụ bảo hiểm trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với việc mua tái bảo hiểm cho hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được niêm yết, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ được cho phép.
- Tổ chức làm đại lý cho hãng vận tải nước ngoài được thay mặt cho hãng vận tải nước ngoài báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ đối với cước phí vận tải hàng hóa quốc tế. Việc thanh toán phải thực hiện bằng đồng Việt Nam; được chi hộ bằng ngoại tệ tại cảng biển quốc tế, khu cách ly; trả lương, thưởng, phụ cấp do hãng tàu biển nước ngoài ủy quyền.
- Doanh nghiệp chế xuất được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với doanh nghiệp chế xuất khác.
- Các tổ chức kinh tế thỏa thuận trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt đối với lao động là người nước ngoài.
- Hoạt động xuất- nhập khẩu