1. Cơ sở pháp lý:
2. Thủ tục để Việt kiều thành lập công ty tại Việt Nam:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 đối tượng: là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) hoặc người có gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài ( Đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài).
Như vậy, Việt kiều có thể thành lập công ty tại Việt Nam với tư cách là nhà đầu tư trong nước đối với Việt Kiều vẫn còn quốc tịch Việt Nam hoặc với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài nếu Việt kiều không còn mang quốc tịch nước Việt Nam.
2.1 Việt Kiều thành lập công ty tại VN với tư cách là nhà đầu tư trong nước:
Để thành lập công ty tại Việt Nam, Việt kiều với tư cách là nhà đầu tư trong nước sẽ phải đến Ðại Sứ Quán Việt Nam ở nước sở tại hoặc Ủy ban về người Việt Nam ở Nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận có nguồn gốc Việt Nam.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận có nguồn gốc Việt Nam, Việt kiều sẽ thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam như nhà đầu tư trong nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thủ tục này tùy thuộc vào từng loại hình công ty và phải đáp ứng các điều kiện nhất định đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2.2 Việt kiều thành lập công ty tại Việt Nam với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Việt kiều với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tại Việt Nam.
Để thành lập công ty tại Việt Nam, Việt kiều trước hết cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014.
Để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Việt kiều với tư cách là người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ: nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ trong công ty Việt Nam mà không bị hạn chế, trừ các trường hợp sau:
Việt kiều thực hiện các hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, các văn bản pháp luật có liên quan và các điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Việt kiều nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyển. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau.