Ẩn
QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Tài khoản
Mật khẩu
Quên mật khẩu
Thành viên mới
HOTLINE
(08) 3719 2513
LIÊN KẾT WEBSITE
Trang chủ > Văn bản pháp luật > Văn bản lao động - BHXH > > Các ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương trong năm
Văn bản lao động - BHXH


1/ Ngày nghỉ Lễ hưởng nguyên lương

STT

Ngày Lễ

Số ngày nghỉ

1

Tết âm lịch

5 ngày

2

Tết dương lịch

1 ngày

3

Chiến thắng 30/4

1 ngày

4

Quốc tế lao động 1/5

1 ngày

5

Quốc khánh 2/9 (Ngày 02/9 và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)

2 ngày

6

Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch

1 ngày

 

Tổng cộng

11 ngày

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

2/ Người lao động cũng được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong các trường hợp:

STT

Ngày lễ

Số ngày nghỉ

1

Kết hôn

3 ngày

2

Con kết hôn

1 ngày

3

Bố mẹ đôi bên, vợ chồng, con chết

3 ngày

 

Luật mới cũng quy định thêm 1 ngày nghỉ nhưng không hưởng lương khi ông bà, anh chị em ruột chết, bố mẹ hoặc anh chị em ruột kết hôn.

Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương

+ 12 ngày trong điều kiện công việc bình thường

+ 14 ngày với người làm việc nặng nhọc, độc hại

+ nguy hiểm và 16 ngày với công việc đặc biệt nặng học, độc hại hoặc nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

+ Cứ 5 năm làm việc, số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm 1 ngày.


Người lao động có thể thỏa thuận để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm/lần.

3/ Giờ làm việc theo luật lao động

“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuầnNhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ”.

 

  • TIN TỨC NÓNG