Đối tượng chịu thuế GTGT 0%? Các mặt hàng không chịu thuế GTGT 0%? Điều kiện áp dụng thuế suất 0%?
1. Đối tượng chịu thuế suất GTGT 0%
Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định 4 nhóm đối tượng được áp dụng mức thuế suất 0% bao gồm:
1.1. Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
➢ Hợp đồng gia công chuyển tiếp (có thể hiểu là sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau);
Ví dụ: Doanh nghiệp A thực hiện gia công cho công ty X có trụ sở ở Singapore, không có đại diện ở Việt Nam, hợp đồng gia công 500.000 chi tiết gia công cơ khí, sản phẩm sau khi gia công, công ty X chỉ định A giao cho 1 doanh nghiệp C tại Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện. Doanh thu hoạt động gia công của công ty A thuộc trường hợp tính thuế GTGT 0%. Công ty thực hiện thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp theo quy định của cơ quan hải quan.
➢ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ (đối tượng cung ứng là cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng có địa điểm giao hàng tại Việt Nam theo yêu cầu của bên cung ứng);
➢ Hàng hóa xuất khẩu phục vụ nhu cầu tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
1.2. Dịch vụ xuất khẩu bao gồm:
Ví dụ: Công ty A và Công ty B là các doanh nghiệp tại Việt Nam ký kết hợp đồng tư vấn trong đó công ty A là bên khảo sát, tư vấn cho B về thị trường 1 số mặt hàng tiêu dùng ở Campuchia tổng giá trị hợp đồng 5 tỷ. Hợp đồng được xác định có phát sinh công việc khảo sát thực tế tại Campuchia của 2 bên và việc tổng hợp số liệu, báo cáo tư vấn tại Việt Nam:
>> Trường hợp hợp đồng tách riêng phần doanh thu tương ứng của 2 hoạt động trên, thị phần doanh thu tương ứng với việc khảo sát thị trường thực tế tại Campuchia áp dụng mức thuế suất 0%, phần doanh thu cho công việc tại Việt Nam là 10%;
>> Trường hợp hợp đồng không tách riêng doanh thu tại Việt Nam và Campuchia, công ty A tiến hành tổng hợp các chi phí phát sinh tại Campuchia. Tổng chi phí 1.2 tỷ gồm phí đi lại, ăn ở, mua đồ dùng, thuê tư vấn nước ngoài… có chứng từ mua bán, thanh quyết toán đi kèm và chi phí thực hiện ở Việt Nam 2.8 tỷ thì phần doanh thu tính thuế 0% được xác định: 5 tỷ x 1.2 tỷ/(1.2 tỷ+ 2.8 tỷ) = 1.5 tỷ
1.3. Vận tải quốc tế:
Vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa di chuyển quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại hoặc cả điểm đi và đến ở hai nước khác nhau. Trong đó gồm vận tải đường hàng không và vận tải đường biển.
1.4. Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải áp dụng thuế suất 0% cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở ngoài nước hoặc tổ chức thông qua đại lý, bao gồm:
➢ Dịch vụ cung cấp ăn uống, dịch vụ cất hạ cánh tại sân cảng, dịch vụ đậu, lưu trú an ninh bảo vệ;
➢ Dịch vụ kiểm tra an ninh hành khách (soi, quét);
➢ Dịch vụ cơ sở băng chuyền hành lý, hỗ trợ kỹ thuật tại mặt đất, các dịch vụ bảo vệ, di chuyển, hướng dẫn tàu bay…;
➢ Dịch vụ hỗ trợ hướng dẫn hành khách, hỗ trợ chất xếp, bốc vác, kiểm đếm hàng hóa… trong các chuyến bay đi quốc tế tại cảng hàng không Việt Nam.
➢ Dịch vụ liên quan đến tàu biển, cứu hộ hàng hải;
➢ Dịch vụ tại cầu cảng, bến phao như bốc vác, hạ hàng...
1.5. Hàng hóa, dịch vụ khác:
2. Đối tượng không chịu thuế suất GTGT 0%
➢ Tái bảo hiểm ra nước ngoài (chuyển trách nhiệm bảo hiểm giữa các doanh nghiệp);
➢ Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, sở hữu trí tuệ;
➢ Chuyển nhượng vốn cung cấp các dịch vụ tín dụng, tài chính, đầu tư chứng khoán, bưu chính viễn thông;
➢ Tài nguyên, khoáng sản thô, chưa qua chế biến;
➢ Các mặt hàng như: thuốc lá, rượu bia được nhập khẩu về sau đó xuất khẩu ra nước ngoài thì không thuộc đối tượng phải tính thuế giá trị gia tăng bán ra nhưng đồng thời cũng không được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng mua vào.
➢ Ô tô;
➢ Dịch vụ bưu chính viễn thông, thẻ cào điện thoại;
➢ Mặt hàng là xăng, dầu phục vụ phương tiện vận tải tại nội địa;
➢ Các dịch vụ cho thuê như văn phòng, khách sạn, vận chuyển đưa đón người lao động…
➢ Dịch vụ thanh toán qua các kênh điện tử;
➢ Dịch vụ mang tính chất giải trí, văn hóa, nghệ thuật thể dục thể thao thi đấu;
➢ Dịch vụ cung cấp hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ gắn với việc buôn bán và tiêu thụ tại Việt Nam...
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng tổ chức hội thảo trực tuyến cho công ty D có trụ sở tại Singapore (không có cơ sở thường trú ở Việt Nam) tổng trị giá hợp đồng 10.000 USD (bao gồm chi phí thuế phát sinh tại Việt Nam nếu có). Công việc bao gồm: tìm kiếm đối tượng khách hàng quan tâm là cá nhân cư trú tại Việt Nam, tư vấn nội dung hội thảo, mời tham dự. Khách hàng tham gia hội thảo được xác định là người Việt Nam. Trong trường hợp này, hợp đồng trên phải chịu thuế suất 10%.
Doanh nghiệp để được áp dụng mức thuế suất 0% theo đúng ngành nghề kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã quy định thì cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
Lưu ý: Đối với dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, khu chế xuất công ty không cần kê khai hải quan tuy nhiên nên thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế hoặc các tài liệu liên quan để chứng minh được về việc sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp cho nước ngoài không tiêu dùng tại Việt Nam hoặc chỉ thực hiện trong khu phi thuế quan. Ngoài ra, nếu cung cấp dịch vụ trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp nên lưu lại giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư của khách hàng.
➤ Khoản 2, Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định điều kiện áp dụng thuế suất 0% như sau:
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu
Cụ thể:
>> Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua các phương tiện điện tử thì phải thực hiện đúng đủ các quy định về thủ tục để xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm mà bên bán xuất khẩu qua phương tiện điện tử đã đăng ký theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
>> Ngoài ra còn có các hoạt động phổ biến như: hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình tại nước ngoài hay trong các khu phi thuế quan, các cơ sở kinh doanh cung cấp các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng là hàng hóa phục vụ trực tiếp hàng ngày cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại khu chế xuất.
Lưu ý: Trong trường hợp chuyển giao hàng hóa mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam thì cơ sở kinh doanh phải có tư liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóa xảy ra ở ngoài Việt Nam. Bên cạnh hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán còn có các chứng từ chứng minh giao nhận như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ bên bán…
2. Đối với dịch vụ xuất khẩu
Lưu ý: Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ sửa chữa tàu cho tổ chức, cá nhân ngoài nước, thì phải bổ sung thủ tục nhập khẩu khi đưa tàu vào nước cho công tác sửa chữa và sau khi sửa chữa thì phải làm thủ tục xuất khẩu mới được áp dụng mức ưu đãi thuế suất 0%.
3. Đối với vận tải quốc tế
4. Đối với dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải
4.1. Dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0% được thực hiện trong khu vực thuộc cảng hàng không quốc tế, sân bay… cần đáp ứng các điều kiện sau:
Lưu ý: Trường hợp các dịch vụ cung cấp cho đối tượng là tổ chức nước ngoài, hãng hàng không quốc tế nhưng cung ứng không phát sinh thường xuyên, lịch trình không cố định và không có hợp đồng thì phải có chứng từ thanh toán trực tiếp của tổ chức nước ngoài, hãng hàng không quốc tế.
Ngoài ra đối với dịch vụ của ngành hàng không phục vụ hành khách di chuyển quốc tế từ sân, cảng hàng không Việt Nam thì không áp dụng các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng được nêu ở trên.
4.2. Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0% thực hiện tại khu vực cảng cần đáp ứng điều kiện sau: