Ẩn
QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Tài khoản
Mật khẩu
Quên mật khẩu
Thành viên mới
HOTLINE
(08) 3719 2513
LIÊN KẾT WEBSITE
Trang chủ > Văn bản pháp luật > Văn bản lao động - BHXH > > Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2022
Văn bản lao động - BHXH


Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2022

Khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 là vấn đề được rất nhiều người lao động và doanh nghiệp quan tâm và tìm đọc. Vì vậy, bài viết này sẽ trình bày rõ hơn về mức lương đóng bảo hiểm xã hội 2022theo đúng quy định của pháp luật năm 2022.

II/ Cách xác định tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 và Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đối với người lao động hưởng tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH từ 01/01/2018, gồm:

- Mức lương ghi trong HĐLĐ;

- Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự;

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương + phụ cấp lương + các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong HĐLĐ.

Tham khảo công văn 3016/LĐTBXH-BHXH

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác"

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động (vùng kinh tế mới, thị trường mới mở, nghề, công việc kém hấp dẫn, khuyến khích người lao động (NLĐ) làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao) chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang - bảng lương. ( phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự)

Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. (Thưởng doanh số, Thưởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng; Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm; Thưởng hoàn thành vượt mức năng suất lao động; Thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu)

- Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Các khoản bổ sung

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương

- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Bảng lương mẫu

 Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội

  • Tiền thưởng
  • Tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Khoản hỗ trợ xăng xe;
  • Khoản hỗ trợ điện thoại;
  • Khoản hỗ trợ đi lại;
  • Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
  • Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
  • Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
  • Hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết;
  • Hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn;
  • Chi tiền nhân dịp sinh nhật của người lao động;
  • Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
  • Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động;
  • Phụ cấp chuyên cần không phải đóng bảo hiểm xã hội

II/ Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu của năm 2022

Theo quy định tại điểm 2.6  khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:

  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, lương tối thiểu vùng năm 2022 đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tức mức lương tối thiểu vùng 2022 vẫn sẽ giữa như năm 2021 là: Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là  3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dự kiến năm 2022 như sau (đơn vị: đồng/tháng)

Vùng Người làm việc trong điều kiện bình thường Người đã qua học nghề, đào tạo nghề Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Công việc giản đơn Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề Công việc giản đơn Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I 4.420.000 4.729.400 4.641.000 4.965.870 4.729.400 5.060.458
Vùng II 3.920.000 4.194.400 4.116.000 4.404.120 4.194.400 4.488.008
Vùng III 3.430.000 3.670.100 3.601.500 3.853.605 3.670.100 3.927.007
Vùng IV 3.070.000 3.284.900 3.223.500 3.449.145 3.284.900 3.514.843

III/ Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa của năm 2022

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa theo quy định khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 sẽ là 20 tháng lương cơ sở.

Hiện nay theo Nghị định 128/2020/QH14 thì mức lương cơ sở của năm 2022 vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là: 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Tỷ lệ mức lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/06/2022.

Theo Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2021 người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong 12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

Đối với lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0% 0% 3% 8% 1% 1.5%
20% 10.5%
Tổng cộng 30.5%

Đối với lao động là người nước ngoài

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
3% 0% 3% 1.5%
6% 1.5%
Tổng cộng 7.5%

IV/ ỷ lệ, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/07/2022 đến hết ngày 30/09/2022.

Đối với lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0.5% 0% 3% 8% 1% 1.5%
20.5% 10.5%
Tổng cộng 31%

Đối với lao động là người nước ngoài

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
3% 0.5% 3% 1.5%
6.5% 1.5%
Tổng cộng 8%

V/Tỷ lệ, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/10/2022 .

Đối với lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0.5% 1% 3% 8% 1% 1.5%
21.5% 10.5%
Tổng cộng 32%

Đối với lao động là người nước ngoài

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
3% 0.5% 1% 3% 1.5%
7.5% 1.5%
Tổng cộng 9%

VI/ Hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ việc với người lao động là người nước ngoài năm 2022

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, chế độ BHXH 1 lần của người lao động nước ngoài sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2022.

Do đó, căn cứ khoản 6 Điều 9 Nghị định này, người lao động nước ngoài tham gia BHXH sẽ được lấy BHXH 1 lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
  • Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
  • Đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
  • Bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Do đó, nếu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà có nhu cầu rút BHXH 1 lần, người lao động nước ngoài có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng theo quy định.

VII/ Thời gian đóng BHXH để được nghỉ hưu từ năm 2022

Căn cứ xác định thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao nhất từ năm 2022

Từ năm 2022 đối với lao động nam cần đóng BHXH đủ 35 năm và lao động nữ cần đóng đủ 30 năm để nhận được lương hưu tối đa. Theo Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH thì bắt đầu từ năm 2022, số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu của lao động nam sẽ có sự thay đổi.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao nhất từ năm 2022 đối với lao động nam

  • Đối với lao động nam, để hưởng mức lương hưu tối thiểu 45% thì cần đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, tăng thêm một năm so với quy định hiện hành là 19 năm.
  • Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH thì mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2%, và mức tối đa bằng 75%.
  • Như vậy, từ năm 2022, muốn hưởng lương hưu tối đa là 75% thì lao động nam cần đóng đủ từ 35 năm, tăng thêm một năm so với 2021.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao nhất từ năm 2022 đối với lao động nữ

  • Đối với lao động nữ, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
  • Tương tự với lao động nam, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì mức lương hưu của lao động nữ được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%. Để được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, lao động nữ cần đóng đủ 30 năm tham gia BHXH.
  • Như vậy, từ năm 2022 đối với lao động nam cần đóng BHXH đủ 35 năm và lao động nữ cần đóng đủ 30 năm để nhận được lương hưu tối đa.

Tuổi được nghỉ hưu từ năm 2022

Từ năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có sự thay đổi như sau:

  • Lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 06 tháng (Tăng 03 tháng so với năm 2021).
  • Lao động nữ: Từ đủ 55 tuổi 08 tháng (Tăng 04 tháng so với năm 2021).

VIII/ Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2022

Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn từ giai đoạn năm 2022 đến 2025 là: 1.500.000 đồng (Trước đây, năm 2021 là: 700.000 đồng, căn cứ Khoản 1 Điều 2 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, Quyết định 59/2015/QĐ-TTg).

Do đó, nếu chưa tính mức nhà nước hỗ trợ thì mức đóng hằng tháng thấp nhất trong năm 2022 là: 22% * 1.500.000 đồng = 330.000 đồng. (Trước đây là: 22% * 700.000 đồng = 154.000 đồng)

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn như sau:

  • Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
  • Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
  • Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

IX/ Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong năm 2022

  • Với người thuộc hộ nghèo là: 30% * 1.500.000 * 22% = 99.000 đồng. (Trước đây là: 46.200 đồng).
  • Với người thuộc hộ cận nghèo là: 25% * 1.500.000 *22% = 82.500 đồng. (Trước đây là: 38.500 đồng).
  • Người thuộc đối tượng khác là: 10% * 1.500.000 * 22% đồng = 33.000 đồng. (Trước đây là: 15.400 đồng).

X/ Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất trong năm 2022

Đối tượng Mức đóng Mức hỗ trợ Mức đóng đã được hỗ trợ
Hộ nghèo 330.000 đồng 99.000 đồng 231.000 đồng
Hộ cận nghèo 330.000 đồng 82.500 đồng 247.500 đồng
Đối tượng khác 330.000 đồng 33.000 đồng 297.000 đồng
  • TIN TỨC NÓNG