Ẩn
QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Tài khoản
Mật khẩu
Quên mật khẩu
Thành viên mới
HOTLINE
(08) 3719 2513
LIÊN KẾT WEBSITE
Trang chủ > Văn bản pháp luật > Văn bản khác > Văn bản khác > Những trường hợp không cần mở tờ khai khi xuất nhập khẩu
Văn bản khác


Các Trường Hợp Không Cần Mở Tờ Khai Xuất Nhập Khẩu

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc khai báo hải quan là một bước quan trọng để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và thuế quan liên quan. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ được miễn trừ khỏi nghĩa vụ mở tờ khai xuất nhập khẩu. Tuy nhiên có những trường hợp không cần mở tờ khai xuất nhập khẩu và những điều kiện cần thiết để được miễn khai báo hải quan.

Khái niệm khai báo hải quan là gì 

Khai báo hải quan là quá trình mà các cá nhân hoặc tổ chức phải thông báo cho cơ quan hải quan về hàng hóa đưa vào hoặc ra khỏi một quốc gia. Thông tin này bao gồm mô tả về hàng hóa, giá trị, nguồn gốc, và các thông tin liên quan khác. Việc khai báo hải quan giúp cơ quan hải quan kiểm soát và quản lý việc nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, thuế và các quy định pháp lý khác liên quan đến việc di chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia.

Khai báo hải quan là thủ tục cần thiết tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không theo quy định dưới sự giám sát của cán bộ hải quan (hải quan giám sát).
Khai báo hải quan là việc cung cấp các thông tin về hàng khóa trên hệ thống hải quan thông quan hình thức khai báo điện tử hoặc khai tờ khai giấy.

Các trường hợp không cần mở tờ khai xuất nhập khẩu

Khi nào phải mở tờ khai hải quan 

Như vậy: Khi doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hóa ra vào lãnh thổ Viêt Nam phải có trách nhiệm mở tờ khai hải quan và chịu sự giám sát của hải quan giám sát tại cửa khẩu, lãnh thổ, kho ngoại quan, kho bảo thuế, cửa hàng miễn thuế…

Mục đích của việc khai báo thủ tục hải quan

Bạn đọc cần nhớ nội dung chính của việc khai báo hải quan là:

  • Để Nhà nước tính và thu thuế vì thuế là nguồn thu chính của quốc gia giúp duy trì và vận hành bộ máy quản lý, các hoạt động xã hội.
  • Để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm theo quy định: thuốc nổ, động vật quý hiếm…..

Những trường hợp không cần mở tờ khai khi xuất nhập khẩu

TH1: Các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ phần mềm qua phương tiện điện tử (gửi mai, link đường truyền)

Cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử (gửi mail tải link trên mạng) là một trong nhiều trường hợp không cần tờ khai hải quan đã được quy định tại Điều 16, Khoản 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Điều kiện cần để được miễn mở tờ khai: là đơn vị này phải có căn cứ xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm dưới các hình thức: Tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng vẫn phải lập tờ khai hải quan.

Xuất nhập khẩu hàng hóa là phần mềm có cần mở tờ khai hải quan

TH2: Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa trong khu vực phi thuế quan hoặc ở nước ngoài

Các hoạt động như xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay).” không cần mở tờ khai hải quan

TH3: Hoạt động mua bán của Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) và đối tác của đơn vị này 

Khái niệm: Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng mục đích xuất khẩu thị trường nước ngoài, được thành lập và đặt nhà máy, công ty trong khu chế xuất. Hàng hóa được sản xuất ra phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và khai báo với cơ quan Hải quan để trở thành doanh nghiệp chế xuất. Nếu bán hàng vào Việt Nam thì thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ theo quy định.

Căn cứ pháp lý: Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC, Khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và Mục 11 Công văn 18195/BTC-TCHQ các trường hợp sau DNCX và đối tác của họ có thể mở tờ khai hoặc không cần mở:

  1. Doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam thuê công ty khác tại Việt Nam gia công hàng hóa sau đó nhận thành phẩm về mang đi xuất khẩu. Trường hợp này doanh nghiệp chế xuất không cần mở tờ khai nhưng doanh nghiệp gia công sẽ phải mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ.
  2. Các DNCX mua bán thuế mượn hàng hóa của nhau. Nếu hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX tham khảo văn bản hướng dẫn tại khoản 3 Điều 76 Thông tư 38/TT-BTC
  3. Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX
  4. Hàng hóa vận chuyển trong 1 DNCX (công ty mẹ con) hoặc giữa các DNCX khác nhau ở cùng 1 khu chế xuất.
  5. Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc;
  6. Hàng được đưa vào hoặc đưa ra DNCX với mục đích: bảo hành, sửa chữa, hoàn thiện một phần còn thiếu trong các công đoạn sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
  7. Hàng nhập khẩu được DNCX thanh toán thuế theo quy định sau đó bán cho doanh nghiệp tại Việt Nam thì hàng hóa đó không cần mở tờ khai
  8. Hàng hóa DNCX mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp không hưởng chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì hoạt động mua bán này không phải làm thủ tục hải quan.
  9. Tuy nhiên, nếu DNCX mua từ nội địa hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DNCX (Ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất của DNCX) thì không phải mở tờ khai

Lưu ýĐối với các trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết lượng hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính hoàn thiện chế độ kế toán kiểm toán phải xác định rõ mục đích mua và nguồn hàng.

Mua bán cho doanh nghiệp chế xuất có phải mở tờ khai hải quan

TH4: Mua bán 3 bên với trường hợp người giao hàng và người nhận hàng cùng 1 quốc gia thì trung gian mua đi bán lại sẽ không cần mở tờ khai

Ví dụ: Công Ty Việt Nam mua hàng của công ty A tại Hồng Kông, sau đó yêu cầu công ty HK1 (A) giao hàng cho công ty B tại Hồng Kông (KH2) là khách mua hàng của công ty phía Việt Nam. Như vậy trường hợp này công ty Việt Nam sẽ không phải mở tờ khai nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Từ phía công ty HK1(A) sẽ mở tở khai xuất khẩu tại chỗ, bán hàng cho Việt Nam nhưng địa chỉ giao hàng là HK2 và công ty B cũng mở tờ khai đối ứng nhập khẩu tại chỗ mua hàng của Việt Nam nhưng nhận hàng của HK1(A).

Kết luận:

Trên đây là những trường hợp doanh nghiệp xuất nhập khẩu không cần mở tờ khai hải quan xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc áp dụng chính sách miễn trừ này giúp giảm bớt thủ tục hải quan đối với những trường hợp cụ thể, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và cá nhân.

Tuy nhiên, không cần mở tờ khai hải quan xuất nhập khẩu cũng đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện và quy định liên quan. Việc vi phạm có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng, do đó, các bên cần lưu ý và thực hiện đúng quy trình theo đúng quy định của pháp luật.

 

  • TIN TỨC NÓNG