Ẩn
QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Tài khoản
Mật khẩu
Quên mật khẩu
Thành viên mới
HOTLINE
(08) 3719 2513
LIÊN KẾT WEBSITE
Trang chủ > Văn bản pháp luật > Văn bản về thuế > Thuế GTGT > Một số điểm mới của Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 ( Áp dụng từ 01/07/2025)
Thuế GTGT


 Một số điểm mới của Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 ( Áp dụng từ 01/07/2025)

1/ 02 đối tượng không chịu thuế chuyển sang thuế suất 5% từ tháng 07/2025

Từ ngày 01/07/2025, 02 sản phẩm không chịu thuế chuyển sang áp dụng thuế suất 5% bao gồm:

(i) Phân bón.

(ii) Tàu đánh bắt xa bờ.

2/ Các đối tượng áp dụng thuế suất 5% chuyển sang 10% theo Luật Thuế GTGT 2024

Từ ngày 01/07/2025, các đối tượng sau đây sẽ chuyển từ áp dụng thuế suất 5% sang thuế suất 10% bao gồm:

(i) Lâm sản chưa qua chế biến.

(ii) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.

(iii) Các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.

(iv) Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.

3/. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

Từ tháng 07/2025, hàng hóa, dịch vụ mua vào bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (kể cả hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 20 triệu đồng) trừ một số trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ.

4/  Bổ sung một số chứng từ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ suất khẩu

Đây là quy định mới của Luật thuế giá trị gia tăng 2024 so với quy định hiện hành.

Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (như có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài và có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt) quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 14 Luật thuế giá trị gia tăng 2024 còn phải có các chứng từ sau đây:

(i) Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

(ii) Hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

(iii) Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

(iv) Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.

(v) Phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa (nếu có).

Trong đó “Phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa (nếu có).” là chứng từ mới được bổ sung tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2024.

5/ Thay đổi về giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu.

 a/ Giá tính thuế

...

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là trị giá tính thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu cộng với các khoản thuế là thuế nhập khẩu bổ sung theo quy định của pháp luật (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có);

Theo đó, giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Các khoản thuế là thuế nhập khẩu bổ sung (nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Trong khi đó, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13), quy định về giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu như sau:

Giá tính thuế GTGT =  Giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Trong đó, giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

 b/ Cách xác định giá tính thuế nhập khẩu

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.

Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP), trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định như sau:

- Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn.

- Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập đầu tiên là ga đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai hải quan.

- Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, cửa khẩu nhập đầu tiên là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên tờ khai hải quan.

Như vậy, giá tính thuế nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được tính theo công thức sau:

Giá tính thuế nhập khẩu = Trị giá FOB + chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có).

Trong đó: Giá FOB là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải, phí bảo hiểm.

Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan (khoản 6 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT).

c/ Các khoản thuế là thuế nhập khẩu bổ sung

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế nhập khẩu bổ sung bao gồm: Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ. Cụ thể như sau:

Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

6/ Từ năm 2026, nâng mức doanh thu chịu thuế GTGT của hộ, cá nhân kinh doanh

Căn cứ khoản 25 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024, quy định về đối tượng không chịu thuế như sau:

Điều 5. Đối tượng không chịu thuế

...

25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 200 triệu đồng trở xuống; tài sản của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán ra; hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra; các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024, quy định tại khoản 25 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.

Như vậy từ năm 2026, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hằng năm từ 200 triệu đồng trở xuống không chịu thuế giá trị gia tăng.

 

  • TIN TỨC NÓNG